VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Văn xuôi
VĨNH BẢO ĐÒ ƠI!
Thời tiết bắt đầu mát mẻ, những đám mây trắng toát còn đang bồng bênh trôi vắt mình ngang thu làm lòng ta thao thức với nỗi nhớ quê da diết.VĨNH BẢO ĐÒ ƠI!
(Bút ký của Ngọc Tô)
1-
VĨNH BẢO ĐÒ ƠI!
(Bút ký của Ngọc Tô)
1-
Thời tiết bắt đầu mát mẻ, những đám mây trắng toát còn đang bồng bênh trôi vắt mình ngang thu làm lòng ta thao thức với nỗi nhớ quê da diết. Các bến đò, dòng sông thời ấu thơ đã ghi bao dấu ấn trong ký ức, thì nay lại trỗi dậy khi mình đang về với “miền đất bảo vệ vĩnh viễn”(永保) của ngoại ô thành phố Hải Phòng. Không thể nhớ hết bao nhiêu lần tôi đã về và đôi bàn chân mình từng in dấu trên khắp hang cùng ngõ hẻm của mảnh đất nơi đây, nhưng lần này với một cảm xúc đặc biệt. Sau chừng hơn một giờ đồng hồ, anh em tôi đã có mặt tại vùng đồng bằng quê lúa Vĩnh Bảo. Nếu mở tầm mắt ra xa một chút là những cánh đồng thẳng cánh cò bay được bao phủ một màu vàng xuộm của mùa lúa sắp đến kỳ thu hoạch. Những bông lúa trĩu hạt, mẩy đều, ngả vào nhau thầm thào trò chuyện. Mỗi khi có làn gió qua, cả biển lúa xao động tạo thành từng đợt sóng, lại nhấp nhô xô đuổi nhau chạy mãi tít chân đê xa xa...
Hay nếu đứng ở vị trí trung tâm huyện lỵ Vĩnh Bảo, quay một vòng tròn với đường kính chừng ba mươi lăm cây số, trên vòng tròn đó ta gặp ba thành phố là Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình. Vì thế, mà Vĩnh Bảo mang bản sắc văn hóa của vùng “địa linh nhân kiệt” Hải Dương, của cảng biển Hải Phòng và “quê lúa” Thái Bình. Còn nếu đứng ở vị trí này trên nóc tòa nhà cao chừng ba mươi tầng, ta thấy miền đất đồng bằng sa bồi ven biển này được bao bọc bởi ba dòng: “Sông Luộc sông Thái Bình chảy cùng sông Hóa. Bồi đắp quê ta thành xóm thành làng”.
Theo trang 102, 103, 606 và 607 sách “Hải Phòng – Những trầm tích thời gian” Nhà Xuất bản Hội Nhà văn năm 2023, thì ba con sông trên ngoài nhiệm vụ cho việc giao thông thủy, cung cấp nước ngọt, tiêu thoát nước, cung cấp nguồn thủy hải sản, bồi đắp phù sa và tạo thêm miền đất mới, cũng như gắn liền với công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta từ đầu Công nguyên tới nay. Tương ứng với ba dòng sông thời nay là ba con sông thời cổ với biệt danh: Phổ Đà (普沲) có nghĩa là “nhánh sông rộng rãi”, sau đổi thành Lục Giang (渌江) có nghĩa là “sông nước trong”. Từ cuối thế kỷ XIX trở đi Việt Nam dùng chữ Latinh, nên ngay tại khu vực phía Bắc nước ta còn có hai sông nữa mang tên Lục là Lục Đầu Giang (六頭江) nghĩa là “sông Sáu Đầu” và một phụ lưu của sông Thương mang tên Lục Nam Giang (陆南江) nghĩa là “sông phía Nam của lục địa” thuộc tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang ngày nay. Để tránh nhầm lẫn các sông có từ đồng âm là Lục, nên Lục Giang (渌江) được gọi theo âm Nôm của ấp Lục phía thượng nguồn là Luộc với độ dài chừng trên bảy mươi cây số từ làng Phương Trà, xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đến giữa làng Quý Xuyên, xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, mà bên tả ngạn cuối sông này là làng Quý Cao, xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương; Còn từ làng Quý Xuyên (ngã ba Tam Kỳ) xã Giang Biên rẽ phải theo hướng Đông là sông Kim (từ cuối thế kỷ XIX đổi thành sông Thái Bình) với chiều dài chừng hai mươi lăm cây số; Rồi từ làng Dương Am, tổng Ngải Am nay là xã Trấn Dương,