/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

GIỚI THIỆU



TRÍCH NGANG:

 

TS. Nhà văn TÔ NGỌC THẠCH

Bút danh: Tô Ngọc Thạch, Thi An, Ngọc Tô

Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

Nhà nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa

Từng tham gia quân đội nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ. Có nhiều năm sống, học tập, công tác tại Liên Xô trước đây và LB Nga

Website: tongocthach.vn    -   Email: tongocthachhp@gmail.com

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN:

* 8 tập thơ:

- GỌI ĐÒ (Calling the ferry boat)

- GIỌT NHỚ (Drops of missing feelings)

- BƯỚC NẮNG (Steps of sunshine)

- BIÊN BẢN THỜI GIAN (Report on time)

- NHỮNG DÒNG SÔNG CÙNG CHẢY, (The rivers that run together)

- CÔNG CHỨNG THỜI GIAN (Notarizing Time) - Thơ song ngữ Việt - Anh
- XANH BÓNG THỜI GIAN - NXB HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 2018
- ĐI DỌC THỜI GIAN - NXB HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 2019

* Tập văn xuôi (TRÔI DẠT CÕI NGƯỜI tập I- Adrift in the Earthly World I) (Notes)
* Tập văn xuôi (TRÔI DẠT CÕI NGƯỜI tập II- Adrift in the Earthly World II) (Notes)
* Tư liệu lịch sử (Nguyễn Văn Ngọ - Bình minh trên mảnh đất quê hương) (Poem and prose) 

* Tập thơ dịch (NẮNG BẠCH DƯƠNG - White Poplar, the sunlight stays awake. Thơ song ngữ Nga - Việt.

* Thơ văn Tô Ngọc Thạch - NXB HNV 2017 (Sách Nhà nước đặt hàng)
* Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cội nguồn và Khai sáng (Khảo cứu) NXB Hội Nhà văn 2021

* Hải Phòng - Những trầm tích thời gian (Khảo cứu, vừa mới xuất bản) viết về 15 quận huyện tp, Hải Phòng từ đầu công nguyên đến 8/1945 với rất nhiều tư liệu bổ ích lần đầu tiên được công bố

TÁC PHẨM SẮP XUẤT BẢN:

- Tập lý luận phê bình:  THƠ VĂN VÀ CẢM LUẬN (Poems and commentaries)

GIẢI THƯỞNG VỀ VĂN HỌC: 

Có 5 giải thưởng của Báo Người Hà Nội, UBND thành phố Hải Phòng, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, Báo Văn Nghệ, Tổng Liên đoàn LĐVN phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. 
 

 

A SHORT PROFILE

of

Poet. TÔ NGỌC THẠCH. PhD 

Born name: Tô Ngọc Thạch

Pen names: Thi An, Ngọc Tô

Member ofVietnamWriters’ Association

Having lived, studied and worked in the USSR and in Russian for years.

Website: tongocthach.vn                       Email: tongocthachhp@gmail.com

 

Works published:

+ 7 collections of Prose:

- GỌI ĐÒ (Calling the ferry boat)

- GIỌT NHỚ (Drops of missing feelings)

- BƯỚC NẮNG (Steps of sunshine)

- BIÊN BẢN THỜI GIAN (Report on time)

- NHỮNG DÒNG SÔNG CÙNG CHẢY, (The rivers that run together)

- CÔNG CHỨNG THỜI GIAN (Notarizing Time))

- THƠ VĂN TÔ NGỌC THẠCH (Poems & Prose of To Ngoc Thach)
- XANH BÓNG THỜI GIAN
- ĐI DỌC THỜI GIAN
+ Collected Prose (TRÔI DẠT CÕI NGƯỜI I - Adrift in the Earthly World I) (Notes)
+ Collected Prose (TRÔI DẠT CÕI NGƯỜI II- Adrift in the Earthly World II) (Notes)

+ Russian Poems translated (NẮNG BẠCH DƯƠNG - White Poplar, the sunlight stays awake)

Work to be published:

+ Reviews collection:

-  THƠ VĂN VÀ CẢM LUẬN (Poems and commentaries)

Having been awarded 5 Literary Prizes.

 

 

         Kính chào các Văn nghệ sỹ và quý vị độc giả đã truy cập vào trang website của chúng tôi. Tongocthach.vn là trang website văn nghệ với các tin tức về hoạt động văn học nghệ thuật, các tác phẩm thơ, văn xuôi, lý luận phê bình, văn học dịch, ảnh nghệ thuật, nhạc, họa... của những người cầm bút chuyên và không chuyên ở trong nước và quốc tế. Đặc biệt là video và “Góc vui” là phần hết sức độc đáo và thú vị dành cho mọi lứa tuổi.

        Kính mời Quý vị tham gia góp ý và gửi bài viết cộng tác với tongocthach.vn, làm sao cho website ngày một phong phú hơn. Tất cả các bài viết, những ý kiến, yêu cầu… xin gửi về tongocthachhp@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn!


 

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ THƠ VĂN TÔ NGỌC THẠCH

        ...Chỉ biết, Tô Ngọc Thach đã “Ủ ngọn lửa thơ” trong con tim say đắm của mình tới mấy chục năm ròng, để rồi khi dòng chảy đã dồn vào “Mắt bão” thì “Một chàng tiến sỹ” hay “Một chàng thi sỹ họ Tô”, quê Trạng Trình, đất Vĩnh Bảo, Hải Phòng này đã có hai cánh bay vi vút...

(Trích Báo điện tử - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam)

 

@@@

       ...It comes to be known that Tô Ngọc Thạch has “Nurtured his poetical fire” in his passionate heart for decades. When the stream was driven into “The eye of a storm” then “A man with a doctorate” or “Mr. Tô, the Poet”, who is a native of Vĩnh Bảo, the home land of The great scholar Trạng Trình* in Hải Phòng, has got his flying wings...

(Excerpted from the E-newspaper – The Ministry of Culture, Sport and Tourism SRV) 

@@@ 


       ...“Нескольких десятилетий поэт То Нгок Тхать "закутывал огонь поэзии" в своем страстном сердце, а потом поток втянул его в "глаз бури". И тогда "парень доктора" или " поэт по фамилии То ", который родился на земле Чанг Чинь* уезда Винь Бао, г. Хайфонь, воспарил…”
__________

* Первый лауреат конкурсного экзамена в императоском дворце

(Из Электронной газеты - Министерство культуры, спорта и туризма СРВ)

 




NỮ THI SỸ NGA OLGA GIURALIOVA

(HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN NGA)

      ...Và với lòng tin tràn ngập có thể nói rằng chính tập thơ “Nắng bạch dương” cùng với “những hình ảnh của thế giới thứ hai” đã đánh thức, gọi tìm và biểu lộ nguồn cội căn nguyên tự nhiên của thi ca.

 @@@

NỮ NHÀ VĂN ANNA SAMOILOVA

(HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN LIÊN BANG NGA)

      ...Hiển nhiên, Tô Ngọc Thạch là một nhà thơ. Anh say đắm trong thế giới văn chương và chiêm ngưỡng nó với lòng quý trọng. Anh bám vào sau những rung động của trái tim mình và sự đồng cảm trong gặp gỡ và linh cảm. Trong tác phẩm của từng tác gia, thơ của ai đã dịch, trong mỗi thi phẩm có sức lôi cuốn mình, Tô Ngọc Thạch cố gắng không chỉ về hình thức, còn cảm nhận thế giới của tác giả để chuyển tải tới người đọc.
        Tô Ngọc Thạch từng dịch những trang văn xuôi, nhưng với thơ có một cách cư xử đặc biệt. Anh luôn coi trọng giọng điệu, tiết tấu của tác giả, bổ sung thêm giá trị lớn cho ngữ nghĩa bài viết; Đặc biệt có trách nhiệm tới sự tái tạo những hình tượng nghệ thuật. Anh mở cửa tâm hồn, thâm nhập vào thời gian ấy, khi thơ được viết ra, hòa nhập cùng với thời gian này…

 @@@

 BÁO NGƯỜI HÀ NỘI

       Thơ Tô Ngọc Thạch là thơ có tâm trạng, có thân phận. Hành trình thơ của ông là sự nối dài không ngừng không nghỉ của những tìm kiếm và trăn trở, tìm kiếm và sáng tạo. Rồi bản ngã thơ của ông ngày một phát lộ theo thời gian.

                                                                                      (Số 25 ra ngày 22/06/2007)
 

  


TẠP CHÍ VĂN NGHỆ NON NƯỚC

        “Tôi say đắm Thơ một cách tình cờ, khi trên mình còn lơ ngơ màu xanh quân phục. Mỗi tác phẩm sinh ra trong hồn hoa tầng tầng cảm xúc. Đó là sự giãi bày, giải toả, chia sẻ buồn vui…” Lời tự bạch của nhà thơ Tô Ngọc Thạch dẫn dắt người đọc đến với thơ anh một cách chân chất và thân tình như anh đã từng đến với thơ để rồi gắn bó như có duyên nợ từ kiếp trước.

          ...Đọc Biên bản thời gian có cảm nhận chiều sâu tư tưởng, nỗi niềm tác giả hiện rõ qua mỗi câu thơ giàu cảm xúc và không ít triết lý. Với Tô Ngọc Thạch, thời gian được luận đến là năm tháng, sự đổi thay trong cuộc sống, sự mất còn của con người, những niềm vui nỗi buồn đã qua và những kí ức về những điều thực ảo trong đời. Tác giả đã không đánh bóng ngôn từ để biện giải suy nghĩ, ý tưởng cảm xúc của mình trong thơ nhưng cũng không giản đơn, dễ dãi trong cấu tứ, câu từ trong biểu đạt. Tập thơ vì thế mà đã vượt ra được sự kể lể, dàn trải, tránh được cảm giác nhạt nhèo cho người đọc.  

“Dẫu thế nào chăng, tôi vẫn nghĩ rằng: Người làm thơ như người thợ đúc chuông. Luôn tìm cho mình chất liệu, đường nét... riêng. Có như vậy hình thức và âm thanh không lẫn vào người khác...”. Có thể nói Biên bản thời gian đã tạo nên một giọng điệu riêng cho mình giữa bao tập thơ được xuất bản trong những năm qua.

(Tạp chí Non Nước số 132 tháng 04 năm 2008) 

@@@ 

NHÀ VĂN TRUNG TRUNG ĐỈNH

       ...Trong tập “B­ước nắng” mới nhất của anh (Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2005) tôi thích nhất phần Sẹo thời gian bởi đọc bài nào tôi cũng l­ượm ra đ­ược những câu tâm đắc, tứ thơ "đẹp" với mình. Tôi gặp tôi thuở thiếu thời. Tôi gặp lại tôi bây giờ “đôi khi ta lắng nghe ta” và tôi nh­ư đư­ợc đánh thức mỗi khi rờ lên vết sẹo thời gian và ngỡ ngàng thấy mình một thuở...
@

NHÀ THƠ NGUYỄN TÙNG LINH
 

          Tô Ngọc Thạch làm thơ trước hết là để lay thức chính mình, nhưng sự chân thành và tình yêu đã chắp cánh cho những câu thơ của anh và đến lượt chính những câu thơ ấy làm rung động trái tim người đọc.

@

NHÀ THƠ PHẠM NGÀ

       Tôi muốn sẻ chia với anh một điều, ấy là mỗi người sáng tác cần có một miền đất để thương nhớ, giận hờn. Miền đất của Tô Ngọc Thạch lại chính là vùng quê của anh, nơi có lũy tre, gốc đa, con sông, buồng cau, ngồng cải, cánh võng, đến cỏ may, cánh bướm… những chi tiết thực làm câu thơ cựa quậy, sôi động hẳn lên…

 

 

NHÀ THƠ KIM CHUÔNG

        ...Từ những năm tháng tuổi trẻ được học tập, tu nghiệp tại nước Nga Xô viết. Kế sau đó là liên tục những chuyến đi trong các đoàn của Chính phủ, Nhà nước, nghiên cứu, trao đổi, ký kết, mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa… Lợi thế này đã đem lại cho bút ký “Trôi dạt cõi người” của anh một sức chứa thuộc về bề rộng, cái thế giới mới lạ. Nó có đủ trăm màu nghìn sắc. Có đủ sức mở đa chiều từ những trực giác sinh động mà không người viết nào “có thể đem tâm hồn mình thay thế được cái thế giới kỳ diệu ấy”. 

        Với cách vận động nhằm thông tin nhanh, chắt lọc nhưng sinh động và giàu có sự kiện. Với lối tự sự, có cả “nghệ thuật thống kê” khi dồn nén. Với lối nhận xét, so sánh, bình phẩm và rút ra những nhận biết ở những bài học quý trước hiện thực trải nghiệm,  Ở “Trôi dạt cõi người”, Tô Ngọc Thạch đã ý thức điều ấy ở sự đan cài, ở kết cấu tổng thể hay chi tiết trong từng bài viết. Khi là sự điểm xuyết, thoáng qua. Hoặc khi là sự dừng lại tô đậm, nhằm gây được ấn tượng mạnh.

        Với nhiều tác giả khác, có không ít bút ký thật hay, thật hấp dẫn của họ mà người đọc chỉ gặp ở đó phần dội vang là tâm tình cảm xúc, là suy tư, cảm luận. Là hiện thực có đấy, mà chìm khuất. “Trôi dạt cõi người”, bút ký của Tô Ngọc Thạch làm nên thành công từ một phía đi khác. Nhà văn mở nguồn từ những sự kiện bề bộn của “thế-giới-rộng-lớn-ngoài-ta”.

 

@@@

 

NHÀ VĂN CAO NĂM

      ...Có thể phần nào thấy điều đó khi anh dịch những bài thơ của các thi sỹ Nga chuyển ngữ sang thơ Việt với những thể khác nhau: lục bát, tự do, thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ... Đầu tiên là lục bát “Bức tượng ở hoàng thôn” của A. Puskin: “Chiếc bình đựng nước buông rơi/Bởi nàng sơ ý bên trời đá nghiêng/Nàng ngồi với nét sầu riêng/Tay cầm mảnh vỡ giữa miền bâng quơ/Lạ thay chẳng cạn bao giờ/Nước từ bình vỡ bất ngờ trào tuôn”. Bài thơ được “Việt hóa” khá hay cả về ý tứ và nhịp điệu, không ghi tên tác giả khó ai nghĩ đó là thơ nước ngoài được dịch sang tiếng ta. Đến bài thơ dịch thể tự do “Chàng điếc nọ mời ra tòa chàng điếc”: “Chàng điếc nọ mời ra tòa chàng điếc/Với quan tòa nghễnh ngãng cả hai tai/Chàng nọ kêu: “Con bò cái của tôi nó bắt”/Đại xá cho! Chàng điếc kia lớn tiếng kêu hoài”. Còn đây là bài thơ tứ tuyệt “Nước tầng sâu thẳm”: “Nước tầng sâu thẳm/Êm đềm ngược xuôi/Những người thông thái/Lặng lẽ trong đời”, hay bài thơ “Đừng nhìn tôi nữa nhé” của Baimunđuzova Tatiana với ngôn ngữ dịch tinh xảo: /Đầy tôi sự trống trải. Không chút tri thức đời. Đoạn văn đâu tất cả. Từ tôi, về tôi thôi/… Dẫn ra những vần thơ ấy, người đọc phần nào có thể thấy người dịch đã bám sát tứ thơ, rung động sâu sắc trước vẻ đẹp lấp lánh của những câu thơ Nga và một sự đồng cảm, đồng điệu giữa dịch giả, cũng là nhà thơ, với những thi sỹ mà mình chọn dịch. Và có lẽ chính sự đồng điệu ấy làm nên thành công trong tập thơ song ngữ “Nắng bạch dương”...

      Nhà thơ, dịch giả Tô Ngọc Thạch nhiều năm sống ở xứ sở bạch dương, anh có kiến thức khá toàn diện về văn hóa, địa lý, phong tục, tập quán và cách nghĩ, lối sống của người Nga. Điều đó trước đây được thể hiện khá rõ trong hàng chục bài thơ anh viết về nước Nga, nhất là ở trường ca “Tổ khúc Xibia”; lần này lại được trải nghiệm qua 54 bài thơ chuyển ngữ sang thơ Việt. Sự tinh tế trong cách cảm nhận, sự sâu sắc trong cái nhìn bao quát, sự mẫn thiệp trong cách xử lý thơ của từng tác giả mình chọn dịch đã giúp nhà thơ, dịch giả Tô Ngọc Thạch mang đến cho người yêu thơ Việt Nam tập thơ song ngữ khá đặc sắc cả trong thể loại, tiết tấu, giọng điệu,… mà trong thời kỳ hội nhập này những tập thơ song ngữ như “Nắng bạch dương” là rất hữu ích./. 

@@@ 


NHÀ VĂN BẢO HƯNG

 

      ...Bài thơ khép lại trong tư thế ung dung, thư thái đầy bản lĩnh của một thuyền trưởng trên con thuyền vừa vượt qua trùng khơi bão tố, trở về bình yên. “Gió thị trường” thêm một lần nữa chứng minh sự tìm tòi, vật vã của Tô Ngọc Thạch trong “Tự bạch”, “Người làm thơ như người đúc chuông. Luôn tìm cho mình chất liệu, đường nét riêng...” đã được bù đắp. 

@@@

 

NHÀ LÝ LUẬN PHÊ BÌNH LƯƠNG HỮU

      ...“Biên bản thời gian” đã được gắn kết lại bằng một cú pháp chưa hoàn toàn mới, nhưng cũng đủ đánh dấu bước chuyển vượt bậc của Tô Ngọc Thạch, tập thơ đẹp từ bìa đến ruột, có thể đọc một mạch và gấp sách lại vẫn còn tiếng ngân của quả chuông không lẫn tiếng ngân chung.

 

@@@

 
NHÀ VĂN VŨ QUỐC VĂN

...Đọc hết bài cuối “Mưa biển”, gấp sách lại tôi thấy hiển hiện sự dụng công, chủ ý mang chở cái tâm  tình, cảm biết, nhận thức và cả sự cả nghĩ nghiệm sinh về cuộc đời, về thế thái nhân tình của nhà thơ muốn gửi gắm, giãi tỏ trong từng trang sách. Chẳng biết khi tựa vịn vào những con chữ để chuyển tải cảm xúc cùng ý tưởng Tô Ngọc Thạch có nghĩ nhiều đến thế hay không, nhưng rõ rằng hiệu ứng tạo ra của những dòng thơ ấy đủ lay thức người đọc. 

@@@

 

NHÀ BÁO THANH GIANG

      “Biên bản thời gian” tập hợp chủ yếu là những bài thơ được sáng tác trong vài ba năm gần đây nên khá thống nhất về tâm trạng. Những bài thơ đồng điệu với muôn bỡ ngỡ nhân sinh của một người đã thấu hiểu “gừng cay, muối mặn” trên cõi nhân gian, nhưng vẫn giữ được trong lòng những khoảnh khắc xanh non. “Biên bản thời gian” nhìn trên góc độ nào đó có thể coi như cuộc trở về của nhà thơ với những cội nguồn sâu kín và thân thiết nhất của lòng mình. Ông lại thêm một lần vin vào những tín hiệu thời trai trẻ để cố gắng nhìn nhận những tín hiệu của thời đại mới một cách điềm đạm hơn. “Biên bản thời gian” của nhà thơ Tô Ngọc Thạch quá nhiều trăn trở...

     ...“Biên bản thời gian” dẫu không thể ghi hết những thăng trầm của cuộc đời một con người nhưng phần nào thể hiện được những cảm xúc, nghĩ suy và hơn cả là những chiêm nghiệm của nhà thơ áo lính Tô Ngọc Thạch. Dẫu buồn nhưng mà là nỗi buồn đẹp, tinh khiết như ban mai. Đó là những dấu ấn đậm sâu trong tâm hồn người đọc khi “Biên bản thời gian” khép lại.
 

 


NHÀ THƠ VÂN SAN

      ...Bàn về thơ Tô Ngọc Thạch, tôi không dám bình luận nhiều vì tôi và ông hai thế hệ khác nhau, hai luồng suy nghĩ khác nhau. Tôi trọng ông ở đức tính cởi mở, đôn hậu với bạn bè và đặc biệt hết mình, không vụ lợi với văn chương. Ông viết khoẻ, viết nhiều đề tài khác nhau, song vẫn đạt được tính nhất quán cho kết cấu nghệ thuật trong thơ, chứ không hề dễ dãi cho dù đó là thơ cổ động hay thơ viết cho riêng mình. Thời gian gần đây ông có những cách tân trong thi pháp, đầy cảm hứng mà vẫn duy trì được bản lề thơ mình. Đó chính là thành công của ông.

 


NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI

      ...Xưa nay thi sĩ là phải sáng tạo, cao thì một mình một núi (Như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Hàn mạc Tử, Bùi Giáng...), thấp thì cũng là một cây xanh riêng trong cánh rừng. Tô Ngọc Thạch theo cảm nghĩ của Nguyễn Khôi đã tự trồng cho mình một "Cây thơ" mang một sắc xanh riêng.

 

@@@

 

NHÀ VĂN PHẠM THUẬN THÀNH

     ...Như sông Hóa trong thơ Tô Ngọc Thạch chẳng hạn. Con sông ranh giới giữa Hải Phòng và Thái Bình, người nơi khác không biết có nó. Thì bây giờ tôi, anh, mọi người biết có nó, biết thêm một con sông mới, sông Hóa. Sông có thật, nhưng cũng là sông của kỷ niệm, của thi ca.

 

@@@ 

NHÀ GIÁO ĐOÀN DIỆU NGỌC

      ...Trong thơ Tô Ngọc Thạch là những tâm trạng đầy giá trị nhân bản, gợi nên mối đồng cảm lớn. Cách sẻ chia, giãi bày và giải toả của anh cũng vậy, đã hút hồn người yêu thơ.  


NHÀ THƠ PHÚC NGUYÊN

       Những câu thơ này dường như là ảnh ảo, đẹp và lạ. Trong tập “Giọt nhớ” của Tô Ngọc Thạch, thể thơ 5 chữ theo lối cổ phong vẫn là thế mạnh của anh, mà bài “Nhớ rơi đầy hồn thu” là bài thơ tiêu biểu. Ở một người đã đi xuyên lục địa Á Âu, cảm nhận về mùa thu Việt Nam theo cách riêng khó trộn với ai được. 

@@@ 


NHÀ VĂN KIỀU VỌNG QUỲ

       ...Là một nhà khoa học, đi nhiều, lại đằm mình trong lao động để có những sản phẩm hữu ích cho ngành công nghiệp của miền đất quê hương. Thực tế ấy với những trải nghiệm từ nhiều năm sống, học tập, nghiên cứu và công tác ở nước ngoài, Tô Ngọc Thạch gắng đem vào thơ mình cái “đại giác” trong vần thơ gân guốc, phóng túng mà gần gũi. Trong cái khó của nghệ thuật tôi rèn để có được sự hài hoà nhuần nhuyễn ở giây phút kết tinh. Tô Ngọc Thạch có những vần thơ hay viết về cha mẹ, bạn bầu. Cái hay ở sự bùng nổ của ngôn ngữ, ở cái tâm, cái tình, ở cái thật của cảm xúc hình ảnh thơ dung dị mà gần gũi.

      “Biên bản thời gian” bao gồm những sáng tác mới  của Tô Ngọc Thạch đấy chính là biên bản thơ của một nhà thơ ở chặng đường chuyển tiếp. Đây là cái nền được Tô Ngọc Thạch chọn lựa và không ngừng cách tân trong hành trình hướng về phía chân trời xa rộng.

       ...Với ý thức tìm được những ngôn từ có mắt, có thần, tìm được những hình ảnh mới lạ và ám ảnh, Tô Ngọc Thạch luôn khát khao vươn tới một khả năng đào tìm từ mỏ lòng giàu có của thơ anh, để được cái kênh riêng nào đó trong lối mở, trong cái đa thanh, đa sắc diện của “biển lớn” văn chương.

  


NHÀ VĂN DIỆU THU

       ... Bởi có lẽ với Tô Ngọc Thạch, con chữ cũng như con người, có hồn cốt chứ không trần trụi chỉ là đường nét ngắn dài. Và như thế, người làm thơ sử dụng chữ nghĩa không chỉ ở cái vỏ ngôn từ, mà phải là từ trong hồn cốt từng con chữ mới được, vì chữ cũng như người có “hồn” đấy. Người đọc có thể thấy điều này ngay ở bài thơ được đặt làm tiêu đề cho phần 2 “Hồn chữ”, như một “Tuyên ngôn” thơ của Tô Ngọc Thạch: “Đời người thơ mong vài chữ từ hồn mình sang làm tổ trong lòng người đọc/Vòm trời liếc ngang trang giấy toát mồ hôi/Con chữ sâu xa tìm góc khuất ngủ vùi/Con chữ dễ dàng hàng hàng ngang dọc.../Đi tìm con chữ thép/Tìm con chữ đớn đau như sản phụ lâm bồn/Con chữ bùa mê lạc phách xiêu hồn/Con chữ như thịt da bấm vào là chảy máu/Con chữ xuất thần, huyền ảo/Mở vệt loang, hình ảnh ngợp đầy/Cho ngôn từ sống động mê say/Có “nhãn tự”, có nhân, có nghĩa...”. Đọc hết phần 2, và những bài thơ mới gần đây của nhà thơ Tô Ngọc Thạch, thấy rõ ý tưởng đưa thơ mình đến ngày càng gần hơn với văn hóa dân tộc, giản dị, khúc triết và chân thực, nhưng lại đậm chất trữ tình, trí tuệ, mà mấy câu trích trong bài “Thơ vớt lên từ chiếc gàu múc nước” ở phần đầu bài viết này bạn đọc có thể đã nhận ra. Hoặc ở bài “Cánh diều mùa xuân”, chợt nghe cái tít có vẻ cũ mòn, nhưng thơ lại không cũ mà còn khá mới lạ và táo bạo trong cách diễn đạt ngay từ câu mở đầu: “Tôi phất hồn mình thành cánh diều mùa xuân thả vào bầu trời thơ ấu/Hương lúa thơm lừng lựng góc trời quê/Hạt thóc đớn đau cõng bao mưa nắng tái tê/Mẹ tãi nhọc nhằn ra phơi trong những ngày giông gió/Lật tìm bóng mình dưới sá cày sấp ngửa/Gói lại bóng đêm cho ban mai duỗi dài vào cánh đồng tít tắp cuối hoàng hôn…/Xâu từng hạt nắng thành chuỗi sáng giấc mơ mùa thu hoạch/Sáo diều ngân vang rồi đọng xuống mắt ai như giọt mật/Mẹ gồng mình nâng cả vòm trời cho diều cất cánh vươn xa”. Hoặc ở bài “Giọng văn” viết về nhà văn Nguyên Hồng bằng những câu thơ phóng khoáng, giản dị mà đầy suy tư, trải nghiệm: “Từng con chữ quặn đau như đang trong cơn thoát xác.../Dòng cảm xúc như máu chảy ra từ ngòi bút/Có ánh sáng ở trong nước mắt giọng văn như khẩu ngữ riêng mang hồn cốt Hải Phòng”.

      Sau cùng cũng muốn nói, dường như nhà thơ Tô Ngọc Thạch như không hài lòng với cách nói, lối dùng từ ngữ một cách thông thường, đúng như trong bài “Cho cảm xúc quay về” anh đã viết: “Siêu vẹo ngổn ngang bao xác chữ vô hồn”, mà muốn kiếm tìm cách nói, câu chữ mới lạ hoặc ít ra cũng không quá quen thuộc. Hẳn khi đọc mấy câu dẫn trong bài người đọc phần nào đã nhận ra, nhưng chúng tôi vẫn muốn dẫn thêm đôi câu nữa để người đọc thấy rõ hơn. Chẳng hạn những câu như: “Chiết khấu linh hồn tăng phần trăm thể xác”, “Trời nhả lửa vào miền quê êm ả”, “Tôi phất hồn mình thành cánh diều mùa xuân thả vào bầu trời thơ ấu”, “Mỗi trận mưa như trời tra hạt. Ủ ngày xanh mở mắt, bật mầm”, “Nỗi đau không nhai mà ghê răng một thời xa vắng”, “Cầm lời hẹn cấy vào cánh đồng im ắng”, “Gió thời gian thổi mòn cùn mái rạ”, v.v. Bởi thông thường, người ta hay nói nắng như trời đổ lửa, chứ không mấy người nói “nhả lửa”, cũng thế, khi làm diều thì nói phất hồ lên tấm giấy, chứ không mấy ai nói “phất hồn”, nhưng khi nhà thơ viết “phất hồn mình thành cánh diều” thì không chỉ lạ mà còn làm sang câu thơ và gợi liên tưởng mạnh trong người đọc.

     Bởi suy cho cùng, người làm thơ, cũng như người viết văn, không những sử dụng thạo ngôn ngữ mà còn có trách nhiệm làm giàu thêm vốn ngôn ngữ, văn hóa dân tộc. Và điều đó cũng thể hiện rõ trách nhiệm công dân và ý chí sáng tạo không ngừng của người cầm bút.

                                                                   @


                                                              

       ...Nối tiếp mạch chuyển, mạch vận động của lượng thông tin bề bộn qua nhiều tháng năm từng đằm mình trong những chuyến chu du khắp năm châu, bốn biển, Tô Ngọc Thạch vẫn tựa vào đối thoại. Vẫn bám chặt vào hiện thực phong phú, sinh động được khơi dậy từ thế giới của đại giác, Trôi dạt cõi người” tập II vẫn là sự ắp đầy những hồi ức, kỷ niệm của “người trong cuộc”. Nó thực sự là bức tranh đa tầng, đa sắc màu, làm nên giá trị phản ánh từ vai trò chủ thể của nhà văn trước nghệ thuật tái tạo và sáng tạo.

      Ở “Trôi dạt cõi người” tập IITô Ngọc Thạch càng bộc lộ là người đi nhiều, biết lắm. Nhà văn say mê mô tả, say mê tạo dựng những không gian, những cảnh quan kỳ thú, những phát hiện mới lạ, những đặc điểm, đặc thù, những góc khuất của nhiều vùng đất, nhiều quốc gia, châu lục. Người đọc gặp: “Làng Đồ Sơn cổ ở bên kia biên giới. Hay, Huyền ảo đêm Quế Lâm. Hay, Phú Sĩ - Một thắng cảnh không thể bỏ qua; Huyền bí Cổ thành Osaka; Thành phố ma quỷ Pattaya. Hay, Quốc gia đạo Hồi với nhiều công trình nổi tiếng thế giới. Hay, Viễn du bờ Tây Hoa Kỳ; Matxcơva - Cuộc hội ngộ toàn cầu, v.v.

     Với bao trang viết giàu cảm xúc của một thi sỹ, ở “Trôi dạt cõi người” tập II từ một góc nhìn của nhà văn, Tô Ngọc Thạch đã khám phá ra làng người Việt đầu tiên trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo vùng đông bắc Tổ quốc, rồi giải đáp những vấn đề lịch sử được xã hội quan tâm về trống đồng Nam Ninh, về kiến trúc sư trưởng Bắc Kinh là người Việt, về nhà văn hải ngoại đầu tiên, về người Việt đầu tiên đến Mỹ... Tác giả đã làm thoả mãn người đọc bằng những bức chân dung được phác thảo ở tầng nổi với những gợi mở được lắng chứa ở một phía chiều sâu. Dẫn người đọc cùng “du hành” quanh “thế-giới-rộng-lớn-bên-ngoài”, để cuối cùng, mỗi người tự trở về với “thế-giới-riêng-mình” trong cảm nhận, suy ngẫm. Trong đúc rút, so sánh. Trong việc đặt ra những vấn đề trước cái nhìn có ý nghĩa thiết thực cho những bài học hữu ích đối với mỗi con người, mỗi quốc gia trước vai trò hoạt động và cải tạo thế giới.

                    (Trích Lời giới thiệu của Nhà Xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam 2015) 

 @@@

NHÀ LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VŨ BÌNH LỤC
.... 

"Chị gạn nụ cười rời rạc của mình tưới lên cánh đồng thời gian

Làm mát mảnh hồn làng đang hanh hao nứt rạn

Hạt thóc hoài thai cùng những mong xa đợi gần tảo tần khô cạn

Mặn chát mồ hôi thấm đẫm ruộng cày

Tiếng thì thòm loang ướt trời mây..."

     Bạn đọc có thể thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn với cảnh tát nước gầu sòng được Tô Ngọc Thạch vẽ lên như một bức tranh sơn dầu có những nét chấm phá ở chi tiết và mảng màu được phóng chiếu đậm đặc. Một bức tranh hiện thực được thi vị hóa, được nâng cấp lên thành một nhận thức thẩm mĩ hướng thiện. Câu “Tiếng thì thòm loang ướt trời mây” là câu thơ có sức khái quát và gợi cảm lớn. Đó là một câu thơ tài hoa, làm ánh lên hình ảnh người phụ nữ nông dân trong bối cảnh cuộc đời lao động dường như vẫn còn dẫm chân ở thời kỳ cổ đại, khiến chúng ta không thể cầm lòng được.

          Đoạn cuối của bài thơ, Tô Ngọc Thạch còn muốn tô đậm hơn nữa hình ảnh người phụ nữ nông thôn tát nước một mình. Chị “vấn lại giấc mơ  gồng mình vét từng giọt nước”, rồi thì “múc mặt trời hòa với mặt trăng chắt bòn từ phong ba bão táp” và hơn nữa, chị còn  “múc cả bóng mình hiu hắt, tưới cho cánh đồng xanh lại quê hương”...

          Đến đây thì hình ảnh người đàn bà nông dân tát nước gầu sòng đã được nâng lên ở tầm biểu tượng. Có sự đối lập giữa thiên nhiên rộng lớn, dữ dằn khắc nghiệt với thân phận nhỏ bé đáng thương của người phụ nữ trên cánh đồng khô hạn. Bản thân sự đối lập nghiệt ngã này, tự nó đã khơi lên chiều sâu của tư tưởng, xoáy sâu vào tư duy và tình cảm của người đọc. Cái hay của bài THƠ VỚT RA TỪ CHIẾC GẦU MÚC NƯỚC không phải là ở chỗ tác giả đã chọn được chất liệu để vẽ nên bức tranh, mà bức tranh hiện thực chỉ được sử dụng như một phương tiện để biểu hiện tư tưởng và tình cảm của tác giả. Đó là một bài thơ mang hơi thở chính luận vậy!...

Vũ Bình Lục

 

 

                     CÙNG TÔ NGỌC THẠCH "TRÔI DẠT CÕI NGƯỜI"  

     Sau “Trôi dạt cõi người” tập I xuất bản quý I năm 2012, nhà văn Tô Ngọc Thạch tiếp tục cho ra mắt bạn đọc tập bút ký “Trôi dạt cõi người” tập II, NXB Hội Nhà văn tháng 6. 2015. Nói là “Trôi dạt cõi người” nhưng thực ra là sự trải nghiệm qua những vùng đất, vùng người. Tác giả đã đến tham quan hoặc công tác để rồi bằng sự nhận thức sâu sắc bản thể của sự vật, thêm yêu quí cõi mình. Tập ký như một bức tranh sinh động, được thể hiện tinh tế và sâu sắc qua sự sáng tạo và đậm chất thi ca của một nhà văn mang tâm hồn thi sĩ.

       Nhà văn Tô Ngọc Thạch có lợi thế được đi nhiều vùng đất trong và ngoài nước. Dưới ngòi bút tài hoa có phần lãng tử, người đọc thích thú bắt gặp một “Làng Đồ Sơn cổ ở bên kia biên giới". Hay "Huyền ảo đêm Quế Lâm". "Phú Sĩ - Một thắng cảnh không thể bỏ qua", "Huyền bí cổ thành Osaka", "Thành phố ma quỷ Pattaya". Hay "Quốc gia đạo Hồi với nhiều công trình nổi tiếng thế giới". Hoặc "Viễn du bờ Tây Hoa Kỳ", "Matxcơva - Cuộc hội ngộ toàn cầu", v.v....

      ...Đi nhiều, biết nhiều, hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực, nhà văn Tô Ngọc Thạch làm thỏa mãn người đọc bởi những cảnh đẹp, ý chí vươn lên cùng sự phát triển cùng chất lượng sống của những vùng đất mà tác giả được đặt chân đến chứng kiến và trải nghiệm. Tác giả  kết hợp linh hoạt, hài hòa các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình khắc sâu những vấn đề cần chuyển tải, cả những góc khuất của cuộc sống, không sa đà, dàn trải. Nhiều trường đoạn như thơ làm giàu thêm sức biểu cảm. Tác giả đã hóa thân như một nhân vật trữ tình để thu về những ấn tượng mạnh mẽ của cuộc đời và phát biểu ra những cảm xúc, suy nghĩ. Qua mỗi trang văn bạn đọc như được du lịch, khám phá cái mới lạ cùng tác giả và trong mỗi người sáng lên một tình yêu quê hương, đất nước, người đọc trở thành người trong cuộc cùng tác giả, rung động cùng tác giả ở những tầng sâu và chiều rộng ẩn sau câu chữ mang một phong cách riêng không thể trộn lẫn.

Hà Nội 8. 2015   

                                                        Nhà giáo, nhà thơ Trần Vân Hạc
@

 

      "Khi đọc những trang viết này, độc giả chắc cũng không cầm được nước mắt về Đường đời dốc núi chênh vênh. Vực sâu thăm thẳm thác ghềnh dọc ngang” của vợ chồng nhân vật chính và con đường làm cách mạng chân chính là như vậy. Nhưng chúng ta rất tự hào về Nguyễn Văn Ngọ, nhà cách mạng tiền bối, người cộng sản đầu tiên của quê hương Vĩnh Bảo, một nhân vật lịch sử Việt Nam đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp vẻ vang của đất nước.

      Từ một thanh niên yêu nước trở thành người chiến sỹ cộng sản tiên phong, Nguyễn Văn Ngọ đã có những đóng góp thiết thực vào công cuộc cách mạng ở nước ta. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông là tấm gương lớn để các thế hệ sau noi theo..." 
Trích từ Lời giới thiệu cuốn sách "Nguyễn Văn Ngọ - Bình minh của mảnh đất quê hương" 

@


.

       Hướng tới chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Nhà Xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam (1957 – 2017), đồng thời thực hiện kế hoạch sách Nhà nước đặt hàng (2016) hàng năm, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn tiến hành nghiên cứu, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu văn học để giới thiệu một số tác phẩm, tác giả văn học Việt Nam đương đại cùng bạn đọc.

        Quan điểm lựa chọn và đánh giá của Nhà Xuất bản Hội Nhà văn thể hiện trên các tiêu chí: Trước hết là chất lượng nội dung tư tưởng, phải hướng đến mục tiêu xây dựng bản sắc văn hóa Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới đất nước. Và xây dựng bản lĩnh nhân cách văn hóa con người Việt Nam nhuần nhuyễn về tính dân tộc và tính nhân loại. Và hơn hết là sự nghiệp giải phóng con người, vì con người, vì một nền văn hóa nhân văn và tiến bộ. Về hình thức nghệ thuật phải phong phú, đa dạng về đề tài phản ánh cuộc sống mới của nhân dân lao động trên tất cả vùng miền của Tổ quốc. Ưu tiên cho những cách viết mới, cách thể hiện văn bản nghệ thuật ngôn từ theo nhiều hình thức nghệ thuật, nhiều loại hình lý thuyết (đối với các tác phẩm nghiên cứu LLPB). Mặt khác chú trọng ưu tiên cho các tác giả có thâm niên lao động sáng tạo nghệ thuật, cống hiến cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của đất nước.

       Xuất phát từ những ý tưởng trên và được sự đồng ý phê chuẩn của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền 2016, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn quyết định công bố và giới thiệu cùng bạn đọc các tác phẩm, công trình của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình sau: Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Khắc Trường, Đào Bá Đoàn, Nguyễn Phan Hách, Dương Hướng, Trần Quang Quý, Mai Văn Phấn, Lê Huy Quang, Trần Quốc Thực, Nguyễn Trác, Mai Phương, Tùng Linh, Tô Ngọc Thạch,...

.

 

.

Tập khảo cứu "HẢI PHÒNG NHỮNG TRẦM TÍCH THỜI GIAN" xuất bản tháng 12 năm 2023 của Ngọc Tô dầy gần 1.000 trang viết về lịch sử hành chính, các nhà khoa bảng, các sự kiện văn hóa, danh nhân... đặc sắc nhất từ đầu Công nghuyên tới 8/1945 lần đầu tiên được công bố của 15 quận huyện thuộc thành phố Hải Phòng cũng như tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh có liên quan dính líu.