VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Văn xuôi
NAM TƯỚNG LÊ CHÂN
Hơn chục năm trước khi tìm hiểu về Nữ tướng Lê Chân, tôi có đến Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt NamNAM TƯỚNG LÊ CHÂN
.
Hơn chục năm trước khi tìm hiểu về Nữ Thánh Chân, mà tại Hải Phòng gọi là nữ tướng Lê Chân, tôi có đến Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ở phố Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội. Tôi được một nữ Tiến sỹ Hán Nôm cung cấp cho bản Thần tích của xã Triều Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông có liên quan tới vị tướng Lê Chân như sau:
“HÀ ĐÔNG TỈNH, THƯỜNG TÍN PHỦ, THƯỢNG PHÚC HUYỆN, TRIỀU ĐÔNG TỔNG, CÁC XÃ THẦN TÍCH 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 潮 東 總 各 社 神 蹟.
Thần tích xã Triều Đông, tổng Triều Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Xã Triều Đông 潮 東: 12 tr., do Nguyễn Bính soạn năm 1572, gồm sự tích 3 vị thần đời Tiền Lê là: Lê Chân (黎 真), Lê Tuấn (黎 俊) và Lê Hồng (黎 洪)”...
Tôi thấy có thể làng Triều Đông liên quan gì tới cái tên Đông Triều chăng? Thế rồi phải nhờ tới một đồng ngũ là cán bộ “cốp” quê gần đó, làm ở Thành ủy Hà Nội, mới biết được địa chỉ xã Triều Đông cổ, nay là thôn Triều Đông, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, ngoại ô thành phố Hà Nội. Anh em tôi tìm mãi rồi cũng tới được địa chỉ trên. Chỉ có một điều lạ là cái tên Triều Đông (潮 東), chữ Triều có chấm thủy, nghĩa là phía đông của thủy triều, giống như huyện Đông Triều (東潮), nghĩa là thủy triều ở phía Đông. Lúc tới làng Triều Đông, hay trong sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, NXB Khoa học Xã hội năm 1981 ghi thì tên Triều Đông bằng Hán tự lại khác (朝東), chữ Triều không có chấm thủy, nghĩa là phía đông của triều (vua) và thực sự nơi đây ở phía Đông của thủ đô Hà Nội.
Theo bản Ngọc phả hiện lưu giữ tại di tích và bản Thần tích - Thần sắc hiện lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam cùng với lời kể của người dân nơi đây, thì đình Nghè, xóm Ba, thôn Triều Đông, xã Tân Minh, huyện Thường Tín là nơi phụng thờ Tam vị thành hoàng làng gồm ba anh em ruột là Lê Chân, Lê Tuấn và Lê Hồng, là người cùng Lê Hoàn dẹp giặc Tống. Để tránh nhầm với Lê Chân ở Hải Phòng, thôn dân nơi đây ghi thêm tên đệm là Viết cho ba vị này và được gọi là Lê Viết Chân, Lê Viết Hồng và Lê Viết Tuấn.
Theo Ngọc phả ở di tích nơi đây ghi lại, thì vào trước thời Tiền Lê (980), giặc Tống đem quân sang xâm lược nước ta, vua Lê Đại Hành triệu tập đình thuần luận bàn kế sách chống giặc và truyền hịch đi bốn phương tìm người hiền tài ra giúp nước. Nghe tin, ba anh em ông lai kinh ứng tuyển và đối đáp thông làu. Nhà vua cho đây là bậc kỳ tài, nên ban cho chức tước và 10 vạn binh mã thống xuất 3 quân. Sau khi toàn thắng giặc, ba ông làm biểu tấu lên nhà vua xin hồi hương về bản quán sinh sống và hương hỏa cho gia tiên. Số tiền bạc mà nhà vua ban thưởng các ông dùng vào việc sửa sang miếu đường. Đang trong lúc yến ẩm, thì trời đất hối minh ba ông liền hóa, đi vào cõi vô thủy vô chung của đất trời. Nhân dân vô cùng thương tiếc, liền xây miếu thờ và làm biểu hành tấu lên triều đình ban cấp sắc phong thờ cúng muôn đời, trường tồn cùng với trời đất.
.
Làng Triều Đông, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội
Như vậy qua sắc phong thần, ta có thể khẳng định rằng: Thành hoàng Lê Chân ở Triều Đông, Thường Tín, ngoại ô thành phố Hà Nội là nhân vật có thật thời Tiền Lê (980 – 1009).
Sau đó tôi có hỏi người phụ trách đình:
- Chắc làng mình có Tiến sỹ Nho học và được thờ ở đình này, nên nơi đây mới gọi là đình Nghè?
- Vì làng Triều Đông còn được ví là làng khoa bảng của huyện Thượng Phúc, nay là Thường Tín như: Lý Tử Tấn (thời Trần), Đào Như Hổ (1502, thời Lê sơ), thời nhà Nguyễn 3 ông cháu, con họ Bùi gốc Triều Đông là Bùi Phấn, Bùi Quê (con Bùi Phấn) và Bùi Dị (con Bùi Quê) được vua tự Đức khen là “Thiên hạ đỗ đạt có nhiều nhưng chỉ có họ Bùi Trân Cầu là 3 đời đều đỗ Tiến sỹ”, hay em Bùi Dị là Bùi Kỷ đỗ Phó bảng,v.v.
- Chắc Ban Quản lý miếu làng An Biên thờ nữ Thánh Chân, nay thuộc nội đô Hải Phòng cũng học tập các bác trên này chắc, nên thời nay lại đổi miếu thành đền Nghè?
THI NGỌC
Các tin khác
-
NGUỒN GỐC HỌ TÔ NỘI TẠ
-
BẾN QUÊ NỘI TẠ (PHẦN I)
-
“HÀ CẦU, HẠ HỒNG – SƠN ĐỒNG, QUỐC OAI”
-
SÔNG “KINH THẦY” CÓ TỪ BAO GIỜ?
-
ĐỒN SƠN CHU DU KÝ
-
CÁC BẾN ĐÒ NGANG - DỌC HUYỆN AN DƯƠNG CỔ
-
BẾN GÓT – CÁI VIỀNG HUYỆN CÁT HẢI (HẢI PHÒNG)
-
ĐÒ DỌC HUYỆN NGHI DƯƠNG (KIẾN THỤY – HẢI PHÒNG)
-
SẮC PHONG CHO THỔ THẦN LẠI BIẾN THÀNH NHÂN THẦN TRẦN QUỐC BẢO
-
PHU NHÂN CỤ TỔ HỌ TÔ NỘI TẠ - VĨNH BẢO