/Những vòm liễu nhúng chiều vào đáy nước/ Thơ Thanh Tùng

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

MỘT SỐ “SẠN” TRONG CÁC TÊN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA

Hay tại thành phố Hải Phòng có khá nhiều di tích được xếp hạng lịch sử văn hóa, nhưng cũng có một số tên khá “ngây ngô” nửa ta nửa Tàu

MỘT SỐ “SẠN” TRONG CÁC TÊN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA

 

       Một số di tích lịch sử văn hóa, được Nhà nước công nhận với cấp tỉnh, thành phố, hay cấp Quốc gia, hay cấp Quốc gia đặc biệt do các Giáo sư, Tiến sỹ, các Nhà Văn hóa hàng đầu của ngành Văn hóa Việt Nam xét duyệt qua nhiều cấp, mà vẫn còn những cái tên “ngây ngô nửa Việt nửa Hán” thế mới lạ.

       Chúng tôi tìm ở “Danh mục Di tích Quốc gia đặc biệt” thấy số thứ tự 64 ghi “Mộ Cự Thạch Hàng Gòn” thuộc tỉnh Đồng Nai. Nếu những người biết về Hán Nôm thì chẳng nói, mặc dù tên di tích trên viết sai cả về ngữ pháp. Cụm từ trên nếu ghi theo phiên âm chữ Hán phải là “Cự thạch Hàng Gòn mộ”, còn tiếng Việt phải ghi là “Mộ đá lớn Hàng Gòn”. Nếu mang câu “Mộ Cự Thạch Hàng Gòn” ra đố các Nhà văn, hay các Nhà Ngôn ngữ học, hay Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chưa biết Hán Nôm, thì cũng “bó tay.com”, chứ đừng nói gì đến thường dân.

      Hay trong “Danh mục Di tích Quốc gia” chúng tôi thấy ở thành phố Đà Nẵng có di tích “Hải Vân quan”, đây là phiên âm chữ Hán, chứ không phải tiếng Việt, hay gọi theo kiểu Trung Quốc thời nay giống như “Hữu nghị quan”.v.v. Nếu là tiếng Việt phải ghi là “Cửa ải Hải Vân”… Hay tại thành phố Hải Phòng có khá nhiều di tích được xếp hạng lịch sử văn hóa, nhưng cũng có một số tên khá “ngây ngô” nửa ta nửa Tàu như: “Từ Lương Xâm”. Nếu là phiên âm chữ Hán phải ghi là “Lương Xâm từ”, còn tiếng Việt phải là “Miếu (hay đền) Lương Xâm”.

Hay “đền Nghè”, đây là miếu (hay đền, hay nghè) thờ Nữ Thánh Chân tại phường An Biên, còn vị Thánh nơi đây không phải là Tiến sỹ Nho học, nên gọi đền Nghè  là  chưa có sức thuyết phục.

       Hay tại cổng đền phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân, Hải Phòng ghi “Từ chính Nghĩa Xá”, nếu là phiên âm chữ Hán phải ghi là “Nghĩa Xá chính từ (hay chính điện)”, còn tiếng Việt phải ghi là “Đền (hoặc miếu) chính Nghĩa Xá”… Hay bia đá ở đền Mõ (huyện Kiến Thụy) ghi: “Cây gạo cổ thụ” là hoàn toàn thừa chữ “cây”, hoặc chữ “thụ”, vì thụ () là cây rồi. Đặc biệt ở “Khu di tích sông Bạch Đằng” nằm tại khu vực Tràng Kênh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Khu vực Tràng Kênh từ thời Trần Nhân Tông tới thời Nguyễn là khu di tích thờ các Vương tôn Công tử là cháu nội của vua Trần Thái Tông, tức các hậu duệ đời thứ 3 ngang hàng với vua Trần Nhân Tông. Miếu thờ (khu di tích) này đã được triều đình nhà Trần phong tặng là “Thượng Đẳng thần từ”, tức đền được phong tặng với danh hiệu cao nhất, tương tự như “Di tích cấp quốc gia đặc biệt” ngày nay. Lại bị mấy nhà Hán Nôm ở Hải Phòng dịch là Thành hoàng làng Tràng Kênh được phong là Thượng Đẳng thần, rồi lại làm bia đá rất hoành tráng???

       Rồi vào năm Vĩnh Tộ thứ 8 (1626) đời vua Lê Thần Tông, thì Thanh Đô vương (Trịnh Tráng) tiếp tục ra Lệnh chỉ phong tặng cho miếu thờ (khu di tích) “Thượng Đẳng thần từ” này được sử dụng 18 đinh khẩu (nam giới từ 18 đến 60) để trông coi thờ phụng, mà không phải nộp sưu thuế, phu phen. Với một miếu thờ, mà được miễn trừ tới 18 xuất đinh trông coi, ta có thể hiểu đây là khu di tích khá lớn. Đến thời nhà Nguyễn, thì không hiểu vì sao sách“Đồng Khánh địa dư chí” lại ghi (trích):

Nguyên văn Hán Việt (Vũ Hoàng):

       陳皇孫祠

       涇社奉祀, 陳英尊子,字國寶討范伯齡賊于白藤江.

,還至伊社卒. 葬于伊社山麓, 土人于山上立祀, 名其山曰皇孫山.

       Phiên âm Hán Việt (Vũ Hoàng):

       Trần Hoàng Tôn từ

       Tràng Kinh xã phụng tự. Trần Anh Tôn(1) tử, tự Quốc Bảo. Thảo Phạm Bá Linh tặc vu Bạch Đằng giang. Đại thắng, hoàn chí y xã tốt táng vu y xã sơn lộc. Thổ nhân vu sơn thượng lập tự, chi danh kỳ sơn viết: Hoàng Tôn sơn.
        Dịch nghĩa (Vũ Hoàng):

       Đền thờ Hoàng Tôn thời Trần

       Ở xã Tràng Kinh (Kênh) thờ phụng con trai vua Trần Anh Tông, tên chữ là Quốc Bảo, chỉ huy đánh quân Nguyên là Phạm Bá Linh tại sông Bạch Đằng, giành thắng lớn. Sau đó về đến xã Tràng Kinh thì mất. Dân làng mai táng ngài ở chân núi, lập đền thờ bên núi và đặt tên là cụm núi Hoàng Tôn.

       Không biết vì lý do gì, những người viết sách “Đồng Khánh địa dư chí” đã nhầm các cháu trai nội vua Trần Thái Tông, thành cháu trai nội vua Trần Nhân Tông. Trong đó, con trai vua Trần Nhân Tông là vua Trần Anh Tông tới lúc kết thúc chiến tranh (04/1288) mới có 11 năm 6 tháng tuổi, thì cháu nội vua Trần Nhân Tông sao lại tham gia chiến trận chống quân Nguyên Mông cùng với ông nội là Trần Nhân Tông và cụ nội là Trần Thánh Tông được?

       Đặc biệt từ đền thờ Trần Hoàng Tôn (các cháu nội vua Trần) lại thành đền thờ cá nhân Tướng quân “Trần Quốc Bảo”? Rồi những người làm sử thời nay cứ bê nguyên xi nội dung sách này vào các sách sử và làm thần tích cho khu tích này. Tới nay cũng chẳng ai biết lai lịch về Tướng quân Trần Quốc Bảo là người thuộc tôn thất nào, quê ở đâu...?????

       Thời gian gần đây thành phố Hải Phòng và Công ty Xi Măng Hải Phòng đã đầu tư 20 héc-ta đất đai và hàng trăm tỷ đồng để xây dựng khu di tích thật hoành tráng bên hữu ngạn sông Bạch Đằng cổ (nay là Đá Bạc, hay Đá Bạch) và hữu ngạn sông Thải thuộc thị trấn Minh Đức - Thủy Nguyên, nhưng với tên gọi “Khu di tích Bạch Đằng Giang” thì chưa ổn chút nào. Nếu viết theo phiên âm chữ Hán, thì phải ghi là:   

“Bạch Đằng Giang di tích khu”, còn tiếng Việt phải ghi là “Khu di tích sông Bạch Đằng”. Cũng chính từ cái tên “Khu di tích Bạch Đằng giang” này, mà không ít các nhà viết sách ngày nay, kể cả các nhà văn lại ghi sông Bạch Đằng Giang… chẳng khác nào như “đường quốc lộ”, “ngày sinh nhật”, hay “nước Việt Nam quốc”, hay “cây cổ thụ”.v.v.

       Lúc tản bộ vào trong khuôn viên khu di tích này, chúng tôi thấy nhiều bia đá ghi: “Cây đa cổ thụ…” hay “Cây bồ đề cổ thụ…” do các quan chức thời nay “trồng”. Thực tế trong Từ điển tiếng Việt không có cụm từ “Cây cổ thụ”, vì thụ là cây rồi, nên ghi “Đa cổ thụ…”, hay “Bồ đề cổ thụ…” là đủ. Cũng tại nơi đây, có ngôi chùa được xây dựng cùng thời gian với các đền miếu khác ở phía bên trái trên núi. Ngoài đường có tấm bia đá chỉ dẫn ghi: “Trúc Lâm tự…”, đây là phiên âm chữ Hán, còn tiếng Việt phải ghi “Chùa Trúc Lâm…”. Phải chăng:

Di tích lịch sử quốc gia

Tên gọi phản cảm nói ra ngại ngùng

Chữ nghĩa di tích đang dùng

Lẫn bao “hạt sạn” nhói lòng thần dân?

       Lúc tới khu vực Quảng trường Bạch Đằng trong khu tích này, tôi thấy tấm bia khủng làm bằng đá quý không ghi nguyên văn chữ Hán, mà chỉ ghi phiên âm chữ Hán và thơ dịch bài “Cửa biển Bạch Đằng” của Danh nhân văn hóa kiệt xuất Nguyễn Trãi:

       Phiên âm:

       Bạch Đằng hải khẩu

 

       Sóc phong xung(1) hải khí lăng lăng,

       Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.

       Ngạc đoạn kình khoa(1) sơn khúc khúc,

       Qua trầm kích triết ngạn tằng tằng.

       Quan hà bách nhị do thiên thiết,

       Hào kiệt công danh thử địa tằng.

       Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,

       Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.

__________

(1): Tại tấm bia lớn bằng đá quý mới dựng này và một số sách ghi phiên âm 2 từ theo chúng tôi là chưa đúng: Chữ “xuy hay xúy” () nghĩa là thổi, lại ghi là “xung” và chữ “khô” () nghĩa là cắt ra, lại ghi là “khoa”?    

       Ngoài ra trong các sách sử, một số Giáo sư Tiến sỹ sử học, hay một số Nhà Nghiên cứu về Lịch sử Văn hóa có đai đẳng quốc gia ghi cũng chưa có sức thuyết phục tên các đơn vị hành chính, tên chức danh... như: Hồng Lộ, Phong Châu, Khâm Châu, Hồng Châu, Giá Giang, Cấm Giang, Châu Giang, Ngọc Hân Công chúa, Lại bộ Thượng thư… đây là phiên âm chữ Hán. Còn tiếng Việt phải ghi là: Lộ Hồng, châu Phong, châu Khâm, châu Hồng, sông Giá, sông Cấm, sông Châu, Công chúa Ngọc Hân, Thượng thư bộ Lại…

       Hay một số chuyên gia kỳ cựu về ngôn ngữ của Đài Truyền hình Việt Nam, khi giới thiệu về các di sản văn hóa cố đô Huế,- hay dinh Độc Lập nói: “Nam Phương hoàng hậu” hay “Gia Long Hoàng đế”, hay “Tổng thống Phu nhân”… đây là phiên âm chữ Hán. Còn tiếng Việt phải nói là “Hoàng hậu Nam Phương” hay “Hoàng đế Gia Long”, hay Phu nhân Tổng thống.v.v.

       Đặc biệt thời nay, có khá nhiều đền chùa, miếu mạo, nhà lưu niệm… thờ phụng các Thành hoàng làng, hay Thổ công, Thần tài, hay những Tiên hiền, Liệt sỹ… của làng tổng, nhưng địa phương đều dành ra một gian phụ thờ Hồ Chủ Tịch, hay các “cố quan chức” thời cách mạng. Việc xây dựng như vậy thiếu tính thẩm mỹ, coi thường người đứng đầu quốc gia, hay các nhân vật lịch sử thời phong kiến và gây phản cảm cho người tới thăm viếng. Hay việc trồng cây lưu niệm của các “quan chức trung cao cấp” ngày nay ở nhiều khu di tích, phần lớn đều có tác dụng ngược. Bởi các cổ thụ với các tấm bia đá quý khủng, mà “quan chức” bỏ tiền túi ra mua về hiến tặng thì không có vấn đề gì, đằng này họ thích đánh bóng tên tuổi bằng “tiền chùa”. Hoặc chủ nhân công trình muốn đánh bóng tên tuổi công trình tâm linh của mình, đã bỏ số tiền lớn ra mua cổ thụ, làm bia khủng ghi người có chức vụ cao trồng cây. Có thể “người trần mắt thịt” không phát hiện ra, nhưng không thể che mắt được Thánh thần, chả thế mà rất nhiều “quan chức” vừa mới trồng cây xong đã về với “Chín suối”, hay bị bay chức.

THI NGỌC