/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG CÓ BAO NHIÊU NÚI?

Có những hậu duệ nhiều đời tại nội đô Hà Nội, hay thậm chí một số nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa cũng không biết trong Hoàng thành Thăng Long

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG CÓ BAO NHIÊU NÚI?
.
      Có những hậu duệ nhiều đời tại nội đô Hà Nội, hay thậm chí một số nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa cũng không biết trong Hoàng thành Thăng Long (thời Nguyễn là thành Hà Nội) có bao nhiêu núi, mà tên Hán là đồ sơn, tức núi đất hay còn gọi là đồi. Trong đó Nùng Sơn là núi nổi tiếng hơn cả.
     Theo sách “Hoàng Việt Dư địa chí” (quyển 1), nhà sử học Phan Huy Chú viết: “Núi Nùng ở giữa thành. Triều Lý định đô lấy núi làm đài chính điện, đến thời Lê là điện Kính Thiên, nay (triều Nguyễn) là điện phía trước hoàng cung. Xưa truyền rằng giữa núi có một lỗ hổng là nơi thông hơi của hồ ao và núi, nên gọi là Long Đỗ (rốn rồng)”.
Còn sách “Đại Nam Nhất thống chí” (tập II) thời Nguyễn cũng chép rằng: “Núi Nùng ở trong thành, có tên nữa là núi Long Đỗ. Lý Thái Tổ đóng kinh đô, dựng chính điện ở trên núi, đời Lê gọi là điện Kính Thiên, bản triều (nhà Nguyễn) đặt làm hành cung, vẫn gọi theo tên cũ, năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), đổi gọi là điện Long Thiên, điện Đình ở núi Nùng, có xây bệ cao chín bậc, tả hữu có hai con rồng, dài hơn một trượng, chế từ đời Lý”.
     Hay trong sách “Hà Nội chỉ nam” của tác giả Nguyễn Bá Chính xuất bản năm 1923, cũng ghi rằng: “Năm 1822, vua Minh Mạng sửa sang lại điện Kính Thiên, đặt tên là Long Thiên điện, có chính điện và hai dãy hành lang, lại có thiên điện cùng hai dãy hành lang nữa, đến năm 1886, thì để riêng chỗ đó làm chỗ thờ các vua nhà Lê. Rồi đến khi người Pháp sang, năm 1873, ông Francis Garnier đóng tại đó, năm 1882 thì ông Henri Riviere lấy điện ấy làm bộ tổng tư lệnh, là nơi điều khiển về việc binh”. Như vậy ta có thể hiểu được Điện Kính Thiên của Hoàng thành Thăng Long được xây trên núi Nùng.
     Trong tay tôi có tấm bản đồ hành chính tỉnh Hà Nội thời Đồng Khánh (1886 - 1888) thì tới thời điểm đó vẫn còn 3 núi là Khán Sơn (看山) nằm phía Tây Bắc hoàng thành, Tam Sơn (三山) nằm phía Bắc hoàng thành và Thổ Sơn (土山) nằm phía Đông Bắc hoàng thành. Trong đó các sách xuất bản từ đầu thế kỷ XX trở lại nay ghi: “…Các nhà nghiên cứu hiện nay xác định Khán Sơn xưa nằm ở vị trí trước Phủ Chủ tịch ngày nay” là chưa chính xác. Hoặc Thổ Sơn thời Đồng Khánh (1886 – 1888) mà sách sau này ghi: “núi Thái Hòa thì ở phía Đông kinh thành, song đến năm 1885, Pháp bạt đi để xây trại lính. Theo các sách về Hà Nội xưa khác, thì núi Thái Hòa còn có tên là núi Voi”. Chúng tôi cũng chưa tìm được thời gian và tại sao Thổ Sơn lại đổi thành Thái Hòa Sơn. Thực tế núi Đất (Thổ Sơn) thời Đồng Khánh nằm ở phía Đông Bắc thành và cạnh đàn Tế Trời. Ngoài ra phía Đông Bắc ngoại ô hoàng thành có hồ Hoàn Kiếm, trong đó có Ngọc Sơn, tức núi Ngọc, mà đa số dân thủ đô ngày nay cũng không biết trước đây là một núi đất…
NGỌC TÔ
.

Có thể là hình ảnh về tượng đài và ngoài trời
1- Điện Kính Thiên tại Thăng Long
.

Có thể là hình ảnh về bản đồ

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2- Bản đồ thời Nguyễn của tỉnh Hà Nội

NGỌC TÔ