/Rượu suông đắng nỗi nhớ nhà. Ta ngồi uống với mình ta hững hờ/ Thơ QUANG HUY

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Văn xuôi

TỨ VẬT HUYỆN NGHI DƯƠNG (KIẾN THỤY) HẢI PHÒNG .

Từ năm 1469 trở về trước, miền đất phía Đông Nam giáp biển này thuộc huyện An Lão cổ, phủ Kinh Môn,

TỨ VẬT HUYỆN NGHI DƯƠNG (KIẾN THỤY) HẢI PHÒNG

.

       Từ năm 1469 trở về trước, miền đất phía Đông Nam giáp biển này thuộc huyện An Lão cổ, phủ Kinh Môn, lộ Nam Sách Hạ. Từ  năm 1469 đến năm 1837 là huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương từ 1837 huyện này thuộc phủ Kiến Thụy, tỉnh Hải Dương. Từ ngày 11/09/1887 huyện này thuộc tỉnh Hải Phòng, từ 1898 huyện Nghi Dương thuộc tỉnh Phù Liễn, từ 1906 tỉnh Phù Liễn đổi thành tỉnh Kiến An. Sau năm 1945 thì miền đất nơi đây mang tên huyện Kiến Thụy. Từ ngày 20 tháng 10 năm 1962, thì tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng hợp nhất. Trong quá trình nghiên cứu về mảnh đất và con người nơi đây, chúng tôi đã tìm được “Tứ vật”, tức “bốn điều không nên” của huyện Nghi Dương, tức huyện Kiến Thụy như sau:

       1- Vật giao Hương Lung hữu (勿交香籠友), không nên giao tiếp với dân xã (làng) Hương Lung, tổng Tiểu Trà, vì thường lý sự, hai mặt. Sau này Hương Lung đổi thành Phương Lung, từ sau năm 1945 thuộc xã Hưng Đạo, huyện Kiến Thụy, nay thuộc phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.

       2- Vật thú Đại Trà thê (勿大茶妻), không nên lấy vợ ở xã (làng) Đại Trà, tổng Đại Trà, vì con gái thường trăng hoa, kiêu kỳ và nhà gái thách cưới cao. Địa danh này nay thuộc xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy.

       3- Vật kích Lãng Côn đề (勿撃阆崑啼) không nên gây sự với dân làng Lãng Côn, tổng Đại Trà, vì phần lớn tính cách thôn dân nơi đây hơi bị hung hãn, hiếu thắng. Địa danh này, nay là làng Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy

       4- Vật ẩm Tú Đôi tửu (勿飲繡堆酒), không nên uống rượu của xã (làng) Tú Đôi, tổng Nghi Dương (tên Nôm là Mõ), vì chất lượng hơi bị kém, thường bị pha thêm lấy số lượng. Địa danh này nay thuộc xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy.

 

CÁC CÂU CA CỔ:

 

       Theo trang 142 sách “Đồng Khánh địa dư chí” ghi: “Huyện Nghi Dương thuộc phủ Kinh Môn, dân chúng phần lớn hung hãn, nhất là các xã Quần Mục (tổng Đại Lộc), Đồ Sơn (tổng Đồ Sơn), Phong Cầu, Đức Phong (tổng Đại Trà), Tú Đôi (tổng Nghi Dương) lại càng dữ tợn hơn. Người các xã Phúc Hải (tổng Phúc Hải), Minh Liễn (tổng Sâm Linh), Quế Lâm, Trà Hương (tổng Trà Hương), thì phần lớn xảo trá. Người các xã Hương Lung (sau đổi thành Phương Lung thuộc tổng Tiểu Trà), Đại Trà (tổng Đại Trà), Kim Sơn (tổng Cổ Trai), Tú Đôi (tổng Nghi Dương), thì hung hăng…”. Do vậy mới có mấy câu ca cổ như sau:

       a- “Chơi với dân Phong Cầu chẳng biêu đầu thì cũng vỡ trán”, vì tính cách phần lớn của người dân nơi đây hơi bị hung hãn. Địa danh này nay thuộc xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy.

       b- “Chơi với dân Đồ Sơn mất cả con lẫn bố”, vì tính cách phần lớn của người dân nơi đây hơi bị hung hãn. Địa danh này nay thuộc quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

       c- “Chơi với dân Trà Cổ mất cả rổ lẫn rá”, vì gốc gác người dân nơi đây từ Đồ Sơn mà ra, nên mới có câu “Dân Trà Cổ, tổ Đồ Sơn”. Địa danh này nay thuộc thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

       d- “Chơi với dân Quần Mục chẳng mất đục cũng mất cưa”, vì tính cách phần lớn của người dân nơi đây hơi bị hung hãn. Địa danh này nay thuộc xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy.

       e- “Chơi với dân làng Chè chẳng mất đe thì cũng mất búa”, vì làng Trà Hương sau đổi là Trà Phương, tên Nôm của làng này là Chè. Tính cách dân tình làng này đều lanh lợi, xảo trá. Địa danh này nay thuộc xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy.

       f- “Chơi vơi dân Quế Lâm chẳng mất mâm thì cũng vỡ bát”, vì phần lớn dân tình địa danh nơi đây hơi bị lanh lợi, xảo trá. Địa danh này nay thuộc xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy.

       m- “Chơi với dân làng Hổi mất cả chổi lẫn giễ” vì tính cách dân làng Phúc Hải, tổng Phúc Hải (tên Nôm là Hổi hay Hủi) hơi bị hơi bị lanh lợi, xảo trá. Địa danh này sau thuộc xã Đa Phúc, huyện Kiến Thụy, nay thuộc phường Đa Phúc quận Dương Kinh.

       l- “Chơi với dân làng Ngò chẳng mất bò thì cũng mất bê”, vì tính cách của thôn dân nơi đây hơi bị “khôn lỏi”. Địa danh nơi đây trước kia là làng Kim Đới, tên Nôm là Ngò, tổng Văn Hòa, huyện An Lão, sau được cắt về huyện Nghi Dương, nay thuộc xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy.

Ngọc Tô sưu tầm