/Rượu suông đắng nỗi nhớ nhà. Ta ngồi uống với mình ta hững hờ/ Thơ QUANG HUY

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

GÓC VUI

CHUYỆN VUI “TỨ VẬT” Ở LỤC TỔNG KHU DƯỚI HUYỆN VĨNH BẢO

Trong thời gian tìm hiểu về mảnh đất và con người lục tổng huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương.

CHUYỆN VUI “TỨ VẬT” Ở LỤC TỔNG KHU DƯỚI HUYỆN VĨNH BẢO

.

      Trong thời gian tìm hiểu về mảnh đất và con người lục tổng huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương. Từ năm Thành Thái thứ 2 (1890) là huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương với 11 tổng (năm 1838 có 8 tổng). Từ cuối năm 1952 huyện Vĩnh Bảo được cắt về tỉnh Kiến An, từ cuối năm 1962 thì Kiến An và Hải Phòng hợp nhất.

      Những lần trước chúng tôi đã tìm thấy nhiều điều thú vị ở đơn vị hành chính cấp tổng, nhưng lần này ta được biết đến “tứ vật” (4 điều chớ nên) ở đơn vị hành chính cấp lục tổng và một số câu ca phản ánh về tính cách cộng đồng dân cư của một số làng xã, giống như “Chuyện vui ở huyện Tiên Lãng”, mà chúng tôi đã giới thiệu ở góc vui kỳ trước:

      1- Vật hành Kê Sơn lộ (勿行稽山路), chớ nên đi vào con đường xã Kê Sơn, tổng Kê Sơn (khu quán Cháy) vì hay bị cướp giật. Địa danh này nay thuộc xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo.

      2- Vật thú Cựu Điện thê (勿娶舊甸妻), chớ nên lấy vợ ở xã Cựu Điện, tổng Kê Sơn vì con gái thường trăng hoa kiêu kỳ, nhà gái thách cưới cao. Địa danh này nay thuộc xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo.

      3- Vật ẩm Thanh Khê tửu (勿飲青溪酒), chớ nên uống rượu của xã Thanh Khê (đặc biệt là ấp Giáo), tổng Hạ Am vì chất lượng kém, thường bị pha thêm lấy số lượng. Địa danh này nay là xã Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo.

      4- Vật giao Từ Đường hữu (勿交祠堂友), chớ nên giao tiếp với dân xã Từ Đường (sau đổi thành Từ Lâm), tổng Kê Sơn vì thường lý sự, hai mặt. Địa danh này nay thuộc xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo.

      5- Câu ca cổ: “Chơi với dân làng Mét cái mẹt không còn” hay “Chơi với dân làng Cổ mất cả rổ lẫn rá” (Cổ Am), hay chơi với dân làng Hu mất cả cu lẫn dái vì dân nơi đây hơi bị "khôn lỏi".

               NGỌC TÔ (sưu tầm)