/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

GÓC VUI

CHUYỆN VUI “TỨ VẬT” Ở HUYỆN VĨNH LẠI (NINH GIANG)

Thực địa của Vĩnh Lại xưa kia, nay là phần lớn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương và làng Tranh (Chanh) Chử cùng lục tổng khu dưới huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

CHUYỆN VUI “TỨ VẬT” Ở HUYỆN VĨNH LẠI (NINH GIANG)
.
         Trong thời gian tìm hiểu về mảnh đất Đồng Lợi (Lỵ), thời Lê sơ đổi thành Đồng Lại, rồi từ năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi thành huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương. Từ năm Minh Mạng thứ 3 (1822) phủ Hạ Hồng đổi thành phủ Ninh Giang. Từ năm Khải Định thứ 4 (1919) phủ Ninh Giang không còn, thay bằng huyện Ninh Giang và cái tên Vĩnh Lại chỉ còn trong ký ức sau 450 năm tồn tại (1469 – 1919). Thực địa của Vĩnh Lại xưa kia, nay là phần lớn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương và làng Tranh (Chanh) Chử cùng lục tổng khu dưới huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Trong đó rất nhiều những người viết sử có tên tuổi của quốc gia đều cho rằng Vĩnh Bảo xuất xứ từ Vĩnh Lại mà ra, đây thực sự là điều đáng buồn trong giới sử nước nhà.

       Chúng tôi tìm thấy khá nhiều điều thú vị. Đặc biệt, biết được “tứ vật” (4 điều không nên) và một số câu ca cổ phản ánh về tính cách cộng đồng dân cư của một số địa phương trong vùng, giống “Chuyện vui ở huyện Tiên Lãng”, mà chúng tôi đã giới thiệu ở góc vui kỳ trước:
       1- Vật hành Đa Nghi lộ (勿行多儀路), không nên đi vào con đường xã Đa Nghi, tổng Đông Cao (khu vực cây đa 6 đầu) vì hay bị cướp giật. Địa danh này, nay thuộc xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang.
       2- Vật thú Bối Giang thê (勿貝江妻), không nên lấy vợ ở xã Bối Giang (tên Nôm là Bói), tổng Đông Cao vì con gái thường trăng hoa. Địa danh này, nay thuộc xã Tân Hương, huyện Ninh Giang.
       3- Vật ẩm Bồng Lai tửu (勿飲篷萊酒), không nên uống rượu của xã Bồng Lai, tổng Xuyên Hử vì chất lượng kém, thường bị pha thêm lấy số lượng. Địa danh này, nay thuộc xã Ninh Hải, huyện Ninh Giang.
       4- Vật giao Tranh Xuyên hữu (勿交爭川友), không nên giao tiếp với dân xã Tranh Xuyên, tổng Bất Bế vì thường lý sự, hai mặt. Địa danh này nay thuộc xã Đồng Tâm, thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương và làng Tranh (Chanh) Chử. Từ thời nhà Nguyễn, ấp Tranh Chu đã trở thành đơn vị hành chính cấp xã là Tranh Chử, tổng Bất Bế, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương và từ năm Thành Thái thứ 3 (1901) được cắt về tổng Oai Nỗ, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Từ cuối 1952 huyện Vĩnh Bảo được cắt về tỉnh Kiến An và từ cuối 1962 tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng hợp nhất thành thành phố Hải Phòng.
       5- Câu ca cổ: “Chơi với dân làng Tranh không còn bát sành mà ăn”, vì dân nơi đây hơi bị "khôn lỏi".

NGỌC TÔ (sưu tầm)