/Rượu suông đắng nỗi nhớ nhà. Ta ngồi uống với mình ta hững hờ/ Thơ QUANG HUY

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

GÓC VUI

BÁC HỒ QUÊ Ở THÁI BÌNH

Mấy anh bạn kia giờ mới thấy lời nói của Ngọc Tô lúc đầu là đúng? Tất cả đều ôm bụng mà cười?
BÁC HỒ QUÊ Ở THÁI BÌNH
(Chuyện vui văn nghệ)
.
     Sáng nay ngày đầu tháng mười, tôi có mang mấy cuốn sách “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cội nguồn & Khai sang” đem tặng mấy anh bạn ở quận Lê Chân. Không biết sao, có khá đông khách tập trung ở văn phòng. Chỉ tiếc tôi mang quá ít sách, nên mới tặng được dăm người. Qua những trang mạng một số người biết về cuốn sách này và có phần chưa bằng lòng cách lập luận của tôi về làng An Biên (tên Nôm là Vẻn) mới có người đến ở từ cuối thời Lê sơ đầu thời Mạc (khoảng nửa thiên niên kỷ), còn hầu như giới sử học và người dân nội thành Hải Phòng đều cho làng An Biên có từ 2.000 năm trước.
     Khi người Pháp bắt đầu quy hoạch, xây dựng nội đô Hải Phòng sau khi thành phố được thành lập (1888), thì khu vực xã Da Viên, xã An Biên (13 ha khu nhượng địa) chủ yếu là ao, hồ, thùng vũng. Chính vì vậy họ phải đào mấy con sông như: Sông Đào Hạ Lý, sông Tam Bạc nối ra sông Lạch Tray, hay kênh Bonnal (sông Lấp)... Mục đích chủ yếu để lấy đất lấp những chỗ thùng vũng và tạo ra mạng lưới giao thông thủy. Hay trong tay tôi có tấm bản đồ của Pháp năm 1920, bên triền Tả sông Tam Bạc (bên triền Hữu là làng An Biên) còn mênh mông là hồ nước (khu vực phường Hạ Lý ngày nay). Nói như vậy để bạn đọc biết, cách nay hơn một trăm năm trước khu vực ven sông Tam Bạc còn quá nhiều sình lầy...
     Rồi một tác gia sử học cho tôi xem trang Facebook của mình là có chuyên gia lịch sử Hải Phòng phản ảnh: Theo sách của Ngọc Tô mới xuất bản thì thành phố Hải Phòng được thành lập ngày 19/07/1888 nằm trong tỉnh Hải Phòng... Như vậy nó khác với các sách xuất bản tại Hải Phòng?.

Có thể là hình ảnh về 1 người, tượng đài và văn bản

 
     Tôi trần tình rằng: Nếu viết theo sách đã xuất bản rồi thì viết làm gì, tốn tiền, phí sức. Còn đúng sai thế nào thì thời gian sẽ trả lời? Nếu có bỏ phiếu làng Vẻn tại nội thành Hải Phòng và tại Vĩnh Bảo thì kiểu gì tôi cũng thua. Nhâm nhi tách trà tôi kể câu chuyện “Bác Hồ quê ở Thái Bình”. Một ông quê gốc Thái Bình liền thôi thúc tôi kể:
     “Có một nhóm công dân gồm 7 người Thái Bình cùng một nhóm khác gồm 3 người Hải Phòng và 3 người quê Nghệ An tranh luận nhau về Hồ Chí Minh quê ở đâu? Bảy người Thái Bình thì khăng khăng Bác Hồ quê ở Thái Bình, còn 6 người quê Nghệ An và Hải Phòng thì cho rằng quê Bác Hồ ở Nghệ An. Cuộc tranh luận nảy lửa xảy ra và nhóm 6 người kia mới hỏi:
- Các ông có minh chứng gì không?
- Có, đây là bút tích của Chủ tịch Hồ Minh gửi bà con nhân dân xã Nam Cường huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình nhân dịp xuân Quý Mão (1963). Vào ngày 26 tháng 3 năm 1962 Bác Hồ về thăm xã Nam Cường huyện Tiền Hải, đến cuối năm người viết thư cho Đảng bộ và nhân dân Nam Cường đại khái như sau: Năm nay Bác bận không thể về thăm quê nhà…. Cho Bác gửi thăm đồng bào quê ta…”. Đến đoạn này thì nhóm 6 người kia không thể vặn vẹo vào đâu được nữa. Cuộc bỏ phiếu kín bắt đầu. Kết quả lần 1 Bác Hồ quê ở Thái Bình: 7/13 và đa số thắng thiểu số. Lại một hồi tranh luận kịch liệt nữa xảy ra và cuối cùng phải tiến hành bỏ phiếu kín lần 2: 13/13 phiếu tán thành Bác Hồ quê ở Thái Bình.
     Khi tan cuộc, trọng tài mới hỏi nhóm 6 người kia là sao các anh lại bỏ phiếu Bác Hồ quê ở Thái Bình. Đại diện trưởng nhóm trả lời, nếu bỏ Bác quê ở Nghệ An thì kiểu gì nhóm 7 người kia cũng thắng. Nên bỏ quê Bác ở Thái Bình cho xong.
     Mấy anh bạn kia giờ mới thấy lời nói của Ngọc Tô lúc đầu là đúng? Tất cả đều ôm bụng mà cười?
NGỌC TÔ