VIDEO
Tin nóng
QUẢNG CÁO
LỊCH
LIÊN KẾT
Tin trong Nước
Tặng thưởng 'Thành tựu văn học trọn đời' cho cố nhà văn Lê Lựu
Sau các nhà văn như Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp... tới lượt nhà văn Lê Lựu được Hội Nhà văn Hà Nội tặng thưởng Thành tựu văn học trọn đời.Tặng thưởng 'Thành tựu văn học trọn đời' cho cố nhà văn Lê Lựu
.
Sau các nhà văn như Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp... tới lượt nhà văn Lê Lựu được Hội Nhà văn Hà Nội tặng thưởng 'Thành tựu văn học trọn đời'.
Bốn nhà văn, nhà thơ, dịch giả nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2024 - Ảnh: Facebook Bình Nguyên Trang
Lễ trao giải thưởng, tặng thưởng văn học, kết nạp hội viên năm 2024 và tổng kết hoạt động năm 2024 của Hội Nhà văn Hà Nội đã diễn ra ngày 25-12 tại Hà Nội.
Tặng thưởng "Thành tựu văn học trọn đời" của Hội Nhà văn Hà Nội năm nay được trao cho cố nhà văn Lê Lựu. Đây là tặng thưởng truyền thống của Hội Nhà văn Hà Nội, nhằm ghi nhận những đóng góp to lớn trọn đời của các nhà văn đối với nền văn chương nước nhà.
TIN LIÊN QUAN
Nhà văn Lê Hoài Lương nhận giải từ Quỹ nhà văn Lê Lựu
Nhà văn Lê Lựu - Cánh chim báo bão
Nhà văn Lê Lựu qua đời
Nhà văn Lê Lựu (1942-2022) sớm có những tác phẩm được coi là kinh điển của dòng văn học thời kỳ chiến tranh như truyện ngắn Người cầm súng (1970), tiểu thuyết Mở rừng (1976).
Nhưng thật sự khẳng định vị trí vững chắc của Lê Lựu trên văn đàn phải là bộ ba tiểu thuyết Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994) và nhất là Thời xa vắng (1986).
Với Thời xa vắng, Lê Lựu đã thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 1980.
Đây là cuốn sách ông "viết từ mình, rút ruột mình ra mà kể chuyện mình, chuyện một người nhưng là chuyện của nhiều người, chuyện của một thế hệ, chuyện của một thời".
Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu đoạt giải A Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990. Tiểu thuyết này cùng Sóng ở đáy sông đã chuyển thể thành phim.
Lê Lựu được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật đợt 1.
Ngoài tặng thưởng cho cố nhà văn Lê Lựu, giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2024 trao cho 4 tác phẩm: tập tùy bút Hoa khởi trinh của tác giả Nguyễn Linh Khiếu; tập thơ Đêm hoa vàng của tác giả Bình Nguyên Trang;
Tập nghiên cứu, lý luận phê bình, chân dung văn học Văn học Việt Nam từ dấu mốc đổi mới 1986 chuyển động, thành tựu và bản sắc của tác giả Phùng Văn Khai; tập thơ dịch song ngữ Mười nhà thơ lớn đương đại Trung Quốc của dịch giả Nguyễn Hữu Thăng.
Thiên Điều
Nguon theo tuoitre
Các tin khác
-
Hội Nhà văn Hải Phòng tổ chức gặp mặt hội viên đầu năm 2025
-
Vĩnh biệt nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha: Chiều không Kha, chiều buồn không Kha
-
TIN BUỒN: NHÀ THƠ-NHẠC SĨ NGUYỄN THỤY KHA TẠ THẾ
-
DANH SÁCH HỌC VIÊN TRƯỜNG VIẾT VĂN NGUYỄN DU KHÓA I (1979 – 1982)
-
Nhà văn Khuất Quang Thụy, 'nhà văn đậm chất lính nhất' qua đời
-
Nhà thơ Đông La tuyên bố ‘kiện lại’ Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
-
LỊCH SỬ "NHẬP TÁCH" CÁC TỈNH VIỆT NAM
-
KHOA BẢNG HỌ TÔ VIỆT NAM (1075- 1919)
-
Bến không chồng bản dịch tiếng Anh sắp ra mắt ở Mỹ
-
CHUYỆN VỀ BỨC MẬT CHỈ