/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Tin trong Nước

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LÀNG ĐỒ SƠN CỔ Ở BÊN KIA BIÊN GIỚI (TAM ĐẢO)

Cách nay trên 2 chục năm tôi đã từng tới thăm Vạn Vỹ, nhưng nay trở lại thấy sự thay đổi khá nhanh của mảnh đất nơi đây.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LÀNG ĐỒ SƠN CỔ Ở BÊN KIA BIÊN GIỚI (TAM ĐẢO)

.

       Tuần trước, mấy anh em tôi làm chuyến chu du tới Tam Đảo để tìm dòng họ ở thị trấn Giang Bình, Đông Hưng, Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc. Vào thời Lê sơ (đầu thế kỷ XVI) thì nhóm ngư dân từ vùng Đồ Sơn của huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn đã di dời tới Tam Đảo để sinh sống, giống như ngày nay một số ngư dân ra Trường Sa, hay Bạch Long Vỹ để làm nghề đánh bắt hải sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo theo lệnh của cấp trên.

       Trong đó, danh từ Đồ Sơn, chữ Hán có nghĩa là núi đất, tức toàn bộ núi của huyện An Lão cổ gồm từ núi Voi tới Đồ Sơn, chứ không phải chỉ có vẻn vẹn quận Đồ Sơn ngày nay. Trong trường hợp này, ngư dân Tam Đảo và ngư dân Trà Cổ chủ yếu từ một số làng ven sông biển của huyện Nghi Dương xưa, tức Kiến Thụy và Đồ Sơn ngày nay. Hay danh từ Trà Cổ là từ viết tắt của Trà Hương, sang thế kỷ XX là Trà Phương (nay thuộc xã Thụy Hương) và Cổ Trai (nay thuộc xã Ngũ Đoan), nay đều thuộc huyện Kiến Thụy, thành phố hải Phòng.

       Khu vực Tam đảo do các trầm tích từ miền ngược đổ về và phần ven biển được phù sa bồi đắp, tới thời nay Tam Đảo thành bán đảo gồm 3 làng chính là Vạn Vỹ, Vu Đầu và Sơn Tâm, song bán đảo lớn nhất, có nhiều người Việt nhất là Vạn Vỹ. Trước hiệp định Pháp Thanh (1887), thì biên giới Việt Nam giáp với châu Khâm, Quảng Đông, tức hết dãy núi bạch Long Vỹ, nay là bán đảo Bạch Long thuộc Thành Phòng Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc. Một số sách, báo, đài Việt thời nay ghi là họ lưu lạc từ Đồ Sơn tới Trung Quốc hơn 500 năm trước là chưa chính xác…

       Cách nay trên 2 chục năm tôi đã từng tới thăm Vạn Vỹ, nhưng nay trở lại thấy sự thay đổi khá nhanh của mảnh đất nơi đây.

       Sau đây là một số hình ảnh về làng Vạn Vỹ, mà người dân Hải Phòng thường gọi là “làng Đồ Sơn ở bên kia biên giới” phía Đông Bắc của Tổ quốc.

NGỌC TÔ

.

(1): Ngọc Tô và Hoàng Vũ tại cửa khẩu Móng Cái

.

(2): Nhà văn Ngọc Tô và Nhà Hán Nôm Hoàng Vũ tại bia Đình làng Vạn Vỹ

.

(3): Nhà văn Ngọc Tô trước đình Vạn Vỹ

.

(4): Ngọc Tô và Hoàng Vũ tại Bảo tàng làng Vạn Vỹ

.

(5): Ngọc Tô và Hoàng Vũ trước Đa cổ thụ 350 năm tuổi tại đình làng Vạn Vỹ.

NGỌC TÔ

 

 

 

.