/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Tin trong Nước

Chuyện vui trong sách 'buồn'

Đọc những bài như Xin đừng mê gái theo kiểu “Ông Tuyệt Vời, mới thấy cuốn sách này không chỉ có buồn, mà còn có rất nhiều chuyện vui.

 

Chuyện vui trong sách 'buồn'



Nhà văn, nhà báo Tô Hoàng vừa ấn hành tập ký và tản mạn Nỗi buồn lâu quên (NXB Hội Nhà văn). Tên cuốn sách cũng là tên một bài viết được tác giả “mở ngoặc” rằng: “Gửi về Hà Nội, nhân ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long).

Nhà văn Tạ Duy Anh, cho rằng: “Tô Hoàng nhớ về đồng đội, đồng môn, đồng nghiệp… bằng nỗi da diết, sự cẩn trọng cả trong cách gói gém, bảo quản những kỷ niệm và cả trong lối ông dùng chữ, những chữ thuộc loại quý hiếm mà ông chắt lọc, tu dưỡng, dành dụm…để kể về họ”.

Tản mạn Nỗi buồn lâu quên viết về đồng đội đã nằm xuống của người lính Tô Hoàng, khởi đầu từ bài hát Hà Nội và tôi của nhạc sĩ Lê Vinh và kết thúc bằng chuyện gia đình một người bạn của Tô Hoàng phải mất 5 chỉ vàng mới có chỗ an nghỉ cuối cùng theo thời giá năm 1993.

Nỗi buồn lâu quên viết về chân dung của những người bạn thời tác giả còn là sỹ quan quân đội và các văn nghệ sĩ trước hoặc cùng thời với ông. Đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ gặp lại chân dung hay những suy nghĩ của các văn nghệ sĩ, như: Lê Văn Thảo, Trần Kim Trắc, Phạm Tiến Duật, Đỗ Chu, Nghiêm Đa Văn, Thạch Quỳ, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Khắc Phục… 



Nhà văn Tạ Duy Anh nhận định: “Nhiều người có mặt trong tập sách này từ lâu đã thành thiên cổ, nhưng nhờ Tô Hoàng, nhờ sự rộng lớn của tâm hồn ông mà thêm một lần chúng ta nhớ và yêu mến họ còn họ sẽ sống tiếp với cuộc đời này. Cùng với chúng ta chống lại nỗi sợ hãi và căn bệnh lãng quên”.

Có rất nhiều câu chuyện về những nhân vật khiến người đọc xong thấy rất vui. Chẳng hạn, Tô Hoàng viết về nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài Xin đừng mê gái theo kiểu “Ông Tuyệt Vời". Chuyện kể khi Tô Hoàng đi học ngành điện ảnh ở Liên Xô cũ vào những năm 1980. Năm đó, nhà thơ Hữu Thỉnh tháp tùng nhà thơ Chính Hữu và nhà văn Vũ Tú Nam sang “hữu nghị” với nước bạn. Tô Hoàng muốn đãi bạn một bữa tiệc có sự tham dự của các cô gái Nga. Nhà thơ Hữu Thỉnh dù rất mê các cô “tóc vàng mắt xanh” ở xứ bạch dương, song ông vẫn không dám rời hai nhà văn để đến buổi “party” do Tô Hoàng tổ chức.

Đọc những bài như Xin đừng mê gái theo kiểu “Ông Tuyệt Vời", mới thấy cuốn sách này không chỉ có buồn, mà còn có rất nhiều chuyện vui.

Hoàng Nhân
Thể thao & Văn hóa