/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

THƠ VĂN BẠN BÈ

Tiếng sét ái tình của nhạc sĩ Văn Cao và giai nhân Hà thành

Ông từng nói với bà Nghiêm Thúy Băng: “Dù bất kể công tác ở đâu, gian khó thế nào nhưng công việc sáng tác không thể nào sao nhãng”...
Hà Nội xưa:

Tiếng sét ái tình của nhạc sĩ Văn Cao và giai nhân Hà thành

Cốnhạc sĩ Văn Cao (tên thật là Nguyễn Văn Cao, SN 1923, tại Hải Phòng). Ông là tác giả của “Tiến quân ca” và nhiều ca khúc nổi tiếng như: “Làng tôi”, “Trường ca Sông Lô”…

Điều đặc biệt là trong những tác phẩm của người nghệ sĩ tài hoa này, người ta đều thấy thấp thoáng bóng hình một người con gái. Người con gái đó là mối tình say đắm và cuối cùng trong cuộc đời ông, một tuyệt sắc giai nhân đương thời - bà Nghiêm Thúy Băng. 

Không chỉ là người bạn đời chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống, bà còn là "nàng thơ" trong nhiều sáng tác của Văn Cao.

Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa nhạc sĩ và giai nhân

Sau nhiều cuộc điện thoại, phu nhân nhạc sĩ Văn Cao hẹn chúng tôi đến căn nhà nhỏ yên tĩnh ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bà ra tận cửa đón tiếp chúng tôi, chẳng vồn vã nhưng cũng đủ tỏ lòng hiếu khách - một nét văn hóa ứng xử chuẩn mực của người Hà Nội xưa.

Thời gian đã in dấu lên gương mặt của giai nhân ngày nào nhưng làn da tươi tắn, đôi mắt long lanh, nhân hậu vẫn còn đó.

Nhắc đến cố nhạc sĩ Văn Cao - người chồng bà hết mực thương yêu, lòng bà chợt đượm buồn. Nhưng khi được hỏi về những kỷ niệm tình yêu với vị nhạc sĩ tài hoa, đôi mắt bà lại lại ánh lên niềm vui.

ba nghiem thuy bang
Phu nhân cố nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh: Diệu Bình

Bà Thúy Băng kể: “Trước khi gặp ông Văn Cao, tôi từng được học hát bài “Tiến quân ca” do ông sáng tác ở lớp nhạc của thầy Đinh Ngọc Liên, nhạc sĩ chỉ huy dàn nhạc kèn của quân nhạc Việt Nam. Bởi vậy, khi gặp mặt, lòng tôi đã có nhiều thiện cảm”.

Với nét đẹp được thừa hưởng từ mẹ nên vào tuổi 17, bà Nghiêm Thúy Băng đẹp như đóa hoa hàm tiếu. Bà được coi là một trong những tuyệt sắc giai nhân đương thời. 

Vẻ dịu dàng và đức hạnh của bà đã khiến bao công tử đương thời say đắm. Không ít gia đình đánh tiếng dạm hỏi, trong đó có nhiều người là kỹ sư, bác sĩ, luật sư... nhưng bà đều chối từ.

Cho đến một ngày, cuộc gặp gỡ định mệnh đã cho bà mối nhân duyên lớn của cuộc đời.

Hằng ngày, sau giờ học, Nghiêm Thúy Băng lại ra trông coi của hàng sách giúp gia đình (cha của bà - cụ Nghiêm Xuân Huyến là chủ của xưởng in Rạng Đông, lớn nhất nhì Hà thành ngày ấy).

Một lần, anh họ của bà dẫn đến nhà in Rạng Đông một chàng trai trẻ. Người anh họ giới thiệu với bà đó là nhạc sĩ Văn Cao - tác giải bài hát “Tiến quân ca”.Từ lúc gặp gỡ nhạc sĩ Văn Cao, trong lòng bà đã dấy lên niềm vui khó tả...

Vừa chạy tản cư... vừa tổ chức cưới

Sau đó, thi thoảng nhạc sĩ Văn Cao lại đến nhà in, lúc thì đi cùng bạn, khi lại đi một mình. Thân hơn một chút, Nghiêm Thúy Băng hay hỏi han chuyện sáng tác của ông. 

Tình cảm của bà Nghiêm Thúy Băng dành cho chàng nhạc sĩ trẻ mỗi ngày một lớn. Hiển nhiên, trong lòng chàng nhạc sĩ trẻ cũng thấp thoáng bóng dáng nàng tiểu thư của nhà in Rạng Đông.

 

Mặc dù “tình trong như đã mặt ngoài còn e”, nhưng vì những quan niệm khắt khe về tư tưởng gia giáo nên tình cảm của nhạc sĩ Văn Cao và bà Nghiêm Thúy Băng mới chỉ dừng lại ở “ánh mắt đầu mày”.

Tuy nhiên, những tình cảm sâu nặng đó của đôi bạn trẻ khó lòng giấu được người ngoài, nhất là với mẹ của bà Thúy Băng. Bà chủ nhà in Rạng Đông chỉ cần liếc qua cũng biết chàng nhạc sĩ trẻ có tình ý với con gái của mình.

nhac si van cao va ba nghiem thuy bang
Vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh: Gia đình cung cấp

Về phần nhạc sĩ Văn Cao, ông thổ lộ nỗi niềm sâu kín với người bạn thân là nhà báo Nguyễn Thành Lê: “Khi gặp Thúy Băng tôi thấy trái tim mình biết rung động, có lẽ tôi đã yêu cô ấy. Cũng đến lúc tôi cần phải lập gia đình rồi”.

Ông Nguyễn Thành Lê đem tâm tư đó nói chuyện với gia đình bà Nghiêm Thúy Băng. Tuy nhiên gia đình lại e ngại nhạc sĩ Văn Cao hơn Thúy Băng 7 tuổi, họ sợ ông đã có vợ con ở quê nhà.

Trước những băn khoăn ấy, nhà báo Nguyễn Thành Lê đã đứng ra cam đoan với gia đình Thúy Băng việc nhạc sĩ Văn Cao vẫn còn là “giai tân”. Được mọi người vun vén, tác thành như vậy nên gia đình nhà gái đã gật đầu đồng ý.

Lúc đó, nhà Văn Cao rất neo người, bà cụ thân sinh ra ông lại đang ốm nặng, nhạc sĩ phải nhờ cha nuôi là cụ Trần Hữu Lễ đại diện nhà trai đến đặt vấn đề dạm hỏi.

 

"Tôi với nhà tôi từ lúc yêu đến lúc cưới chưa đi chơi riêng với nhau lần nào. Khi dạm ngõ xong, mẹ tôi mới cho phép để Văn Cao đưa tôi ra ngoài đi dạo. Sau đó mẹ tôi hiến nhà in cho cách mạng và đưa cả nhà về Cự Đà tản cư".

Bà Nghiêm Thúy Băng không thể nào quên mùa thu năm đó. Hà Nội đang bước vào những ngày đầu của cuộc toàn quốc kháng chiến, vì thế lễ ăn hỏi của bà được tổ chức ở Cự Đà - quê ngoại của bà.

Sau đó bà cùng gia đình tiếp tục tản cư về Ba Thá, Chương Mỹ (Hà Tây cũ - nay thuộc Hà Nội).

Lễ cuới Văn Cao - Thúy Băng được tổ chức đơn giản, ấm cúng ở thôn nhà Ba Thá. Từ đây, cô tiểu thư đài các bước ra khỏi cuộc sống nhung lụa để làm vợ một người chiến sĩ cách mạng. 

Cũng trong thời gian này, nhạc sĩ cũng sáng tác ca khúc “Làng tôi” sau một đêm để tặng vợ như một món quà cưới. Khi hoàn thành ca khúc, ông đệm đàn và hát cho vợ nghe.…

 

Công việc của người chiến sĩ liên tục phải di chuyển. Ở Ba Thá ít bữa, Văn Cao được lệnh di chuyển lên Phú Thọ, rồi sau đó lên Lào Cai xây dựng cơ sở mới.

Trước khi đi, chàng nhạc sĩ nói với vợ chuyến đi này là đi công tác kết hợp với tuần trăng mật. Hành trang của cặp vợ chồng trẻ là cây đàn, toan vẽ, bút và màu. 

Ông từng nói với bà Nghiêm Thúy Băng: “Dù bất kể công tác ở đâu, gian khó thế nào nhưng công việc sáng tác không thể nào sao nhãng”...

(Còn nữa)