/Rượu suông đắng nỗi nhớ nhà. Ta ngồi uống với mình ta hững hờ/ Thơ QUANG HUY

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Ảnh nghệ thuật

CHUYẾN THĂM ĐẢO QUAN LẠN - VÂN ĐỒN - QUẢNG NINH

Hiện có đền thờ 3 anh em họ Phạm và đền thờ (nghè) Trần Khánh Dư được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
CHUYẾN THĂM  ĐẢO QUAN LẠN - VÂN ĐỒN - QUẢNG NINH
.

       Nhận lời mời của nhà văn TS. Nguyễn Tiến Lộc, nhóm “Những dòng sông cùng chảy” cùng với nhà thơ Trần Nhuận Minh và Đinh Quang Tốn ra thăm vùng đất thương cảng quốc tế đầu tiên của Việt Nam (đảo Quan Lạn). Vì tới từ nhiều tỉnh lại bận việc riêng, nên mấy anh em tôi phải chia làm hai tốp: Đinh Quang Tốn đi từ Hà Nội tới Cửa Ông và đi tầu ra từ hôm trước, còn 3 anh em tôi và Trần Nhuận Minh đi từ Hòn Gai. Lênh đênh trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long 90 phút thì Quan Lạn xuất hiện trước mặt. Tàu chưa kịp vào bờ đã thấy Nguyễn Tiến Lộc và Đinh Quang Tốn vẫy tay bên cạnh những chiếc xe tuk tuk, một phương tiện vận tải chính ở đây.

       Sau khi về nhà Nguyễn Tiến Lộc để đồ đạc và anh em tôi tiếp tục đi thăm một số danh lam thắng cảnh của Quan Lạn ngay vì Đinh Quang Tốn sáng mai đã phải về Hà Nội sớm có việc. Đây là một hòn đảo nằm trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh. Trên đảo có 2 xã thuộc huyện Vân Đồn, đó là xã Quan Lạn và Minh châu. Đảo Quan Lạn nằm trong vườn quốc gia Bái Tử Long, thuộc tuyến đảo Vân Hải, vòng ôm lấy rìa phía đông của vịnh Bái Tử Long, thương cảng Vân Đồn đặt tại chính đảo này.

        Ngày nay, đây là một địa điểm phát triển về ngành du lịch, vào ngày 18/6 âm hàng năm có lễ hội Chèo bơi rất được mọi người ưa chuộng. Đảo Quan Lạn nổi tiếng với những bãi tắm biển còn hoang sơ nước trong veo như bãi biển Sơn Hào, Quan Lạn và Minh Châu với cát trắng phau.

       Khí hậu trên đảo Quan Lạn do nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long nên cũng mang đặc điểm khí hậu của vùng này, phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Nhiệt độ hàng năm từ 15 °C- 25 °C; lượng mưa vào khoảng 2000mm / năm. Thủy triều trên đảo với mức triều vào khoảng 3.5 - 4m/ngày. Độ mặn nước biển vào khoảng từ 31- 34.5 phần nghìn vào mùa khô và thấp hơn trong mùa hè.

       Do vị trí  nằm trong một ngư trường kín gió, nước sâu, ít lắng đọng nên vùng Vân Đồn có nhiều hải sản sản vật phong phú về loài, số lượng như: Tôm he, mực, sá sùng, bào ngư, tôm hùm, hải sâm.

       Đảo có nguồn tài nguyên rừng rất lớn: nhiều loại gỗ quý như lim, táu, nghiến… đặc biệt là gỗ mần lái làm đình Quan Lạn là thứ lâm thổ sản đặc hữu ở đây mà không nơi nào khác có được. Trên đảo cũng có nhiều loại thú quý như khỉ lông vàng, cắc kè, công…

       Sáng hôm sau chúng tôi đi thăm quần thể linh thiêng nhất của Quan Lạn đó là đình, chùa, miếu… với một diện tích khoảng 4000m2 và nghè Quan Lạn được xây dựng lại cách đó không xa. Chữ Hán được khắc trong bia ghi là Quang Lạn, thờ Lý Cao Tông, người ra quyết định thành lập thương cảng Vân Đồn. Rồi năm 1288, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư và 3 anh em họ Phạm đã kịch chiến trong suốt 10 ngày với đoàn thuyền của Trương Văn Hổ trên sông Mang (lạch biển, hai bên là vách núi) và kẻ địch bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiện có đền thờ 3 anh em họ Phạm và đền thờ (nghè) Trần Khánh Dư được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
       Sau đó mấy anh em tiếp tục khám phá vùng đất đầy tiềm năng và bí ẩn này như: một số bãi tắm mới, điểm du lịch, rừng... và những cuộc du ngoạn như thế này càng hiếm hoi hơn khi các thành viên trong đoàn đã sang bên kia dốc cuộc đời.





Hà Cừ (trái) và Trần Nhuận Minh trong khuôn viên nhà Nguyễn Tiến Lộc
.



Từ trái sang trước bãi tắm Quan Lạn là các nhà văn: Đinh Quang Tốn, Ngọc Tô, Kim Chuông, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Tiến Lộc, Hà Cừ.




Xe Túk Túk do TQ sản xuất, một phương tiện vận tải chính ở Quan Lạn
.


Mấy nhà văn cùng 3 anh em Nguyễn Tiến Lộc trong khuôn viên đình Quan Lạn
.
Ảnh: TNT + NTQ