/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Tin trong Nước

TAO ĐÀN NHỊ THẬP BÁT TÚ - HỘI NHÀ VĂN ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM

Tao đàn nhị thập bát tú hoặc Tao đàn Lê Thánh Tông là Hội Nhà văn cung đình hay Hội Nhà văn đầu tiên của Việt Nam.

TAO ĐÀN NHỊ THẬP BÁT TÚ -
HỘI NHÀ VĂN ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM


       Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Lê. Trong 37 năm là người đứng đầu của quốc gia Đại Việt, Lê Thánh Tông đã ban bố nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy chính quyền, phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa và quốc phòng. Ông hết mực chăm lo nông nghiệp, đẩy mạnh giao thương hàng hóa trong nước và 43 sở đồn điền dưới thời ông được thành lập, trong đó có sở Tây Tạ, nhằm khai khẩn đất hoang và mang lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế đất nước.

       Các thành tựu vượt trội về đối nội và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã nâng Đại Việt lên tầm cao mới, trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi lời nhận định của sử quan Nho thần đời sau về ông: “Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được...”.

         Trong lĩnh vực văn chương ông là một nhà sáng tác và phê bình văn học - nghệ thuật đại tài, một nhà văn hóa kiệt xuất. Với tình yêu thi ca tha thiết và muốn phát triển nền văn học nghệ thuật nước nhà từng bước phát triển mang một phong cách riêng. Năm 1495 Lê Thánh Tông đã thành lập Hội Tao đàn do ông làm chủ soái và “28 vì sao tinh tú”, được gọi là Tao đàn nhị thập bát Tú hay Tao đàn Lê Thánh Tông, mà người đời sau coi như đây như Hội Nhà văn Việt Nam đầu tiên. Sự ra đời của hội Tao đàn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, một điểm nhấn văn hóa cho đất nước, gây tiếng vang lớn cho mãi mãi sau này. Danh sách hội gồm: 

1-    Lê Thánh Tông - Tao Đàn Đô nguyên suý, quê Yên Định – Thanh Hóa

2-    Thân Nhân Trung - Đông Các đại học sỹ, làm Tao đàn Phó nguyên suý. Tiến sỹ năm 1469, quê Việt Yên - Bắc Giang

3-    Đỗ Nhuận - Đông Các đại học sỹ, làm Tao đàn Phó nguyên suý. Tiến sỹ năm 1466, quê Mê Linh - Vĩnh Phúc.

4-    Ngô Luân - Đông Các hiệu thư. Tiến sỹ năm 1475, quê Từ Sơn - Bắc Ninh.

5-    Ngô Hoán, sinh 1460 - Đông Các hiệu thư, Bảng nhãn khoa thi năm 1490, quê Nam Sách - Hải Dương. (theo ghi chú của Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho văn bia tiến sỹ số 8 Văn miếu Thăng Long thì là Ngô Hoan (吳驩), sinh năm 1452, Hoàng giáp năm 1487, quê Thường Tín – Hà Nội). 

6-    Lưu Hưng Hiếu (劉興孝) - Hàn lâm viện thị độc (Bảng nhãn năm 1481), quê Vĩnh Lộc – Thanh Hóa 

7-    Nguyễn Xung Xác (1451 - ?) - Hàn lâm viện thị độc, Tiến sỹ năm 1469, quê Quế Võ – Bắc Ninh. Tác phẩm hiện còn: Bài ký bia Tiến sỹ khoa Tân Sửu Hồng Đức 12 (1481) và 19 bài họa thơ Lê Thánh Tông chép trong TVTL. 

8-    Nguyễn Quang Bật - Thị thư (Trạng nguyên năm 1484), quê Thuận Thành –  Bắc Ninh

9-    Nguyễn Đức Huấn (阮德訓) - Thị thư (Bảng nhãn năm 1487), quê Chí Linh, Hải Dương.

10-                        Vũ Dương - Thị thư, (Trạng nguyên năm 1493), quê Nam Sách, Hải Dương

11-                        Ngô Thầm - Thị thư (Bảng nhãn năm 1493), quê Từ Sơn - Bắc Ninh

12-                        Ngô Văn Cảnh (吳文景) - Thị chế (Hoàng giáp năm 1481), quê Việt Yên –Bắc Giang

13-                        Phạm Trí Khiêm - Thị chế (Hoàng giáp năm 1484), quê Cẩm Giàng - Hải Dương.

14-                        Lưu Thư Mậu - Thị chế (Lưu Thư Ngạn, Tiến sỹ năm 1490), quê Ninh Giang - Hải Dương.

      15- Nguyễn Tôn Miệt (阮孫蔑) - Hiệu lý (Tiến sỹ năm 1481), quê Mê linh – Vĩnh Phúc

      16- Nguyễn Nhân Bị (阮仁被) - Hiệu lý (Tiến sỹ năm 1481), quê Quế Võ – Bắc Ninh

17-  Ngô Quyền - Hiệu lý (Tiến sỹ năm 1487)

      18- Nguyễn Bảo Khuê (阮寶珪) - Hiệu lý (Hoàng giáp năm 1487), quê Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

      19- Bùi Phổ (裴溥) - Hiệu lý (Hoàng giáp năm 1487), quê Kiến Thụy - Hải Phòng

      20- Dương Trực Nguyên - Hiệu lý (Hoàng giáp năm 1490), quê Thường Tín - Hà Nội

      21- Nguyễn Hoản - Hiệu lý (Hoàng giáp năm 1493), quê Nam Sách - Hải Dương

      22 - Phạm Cẩn Trực - Kiểm thảo, (Tiến sỹ năm 1484), quê Gia Lộc - Hải Dương

      23- Nguyễn Ích Tốn - Kiểm thảo (Tiến sỹ năm 1484)

      24- Đỗ Thuần Thứ - Kiểm thảo (Đỗ Thuần Thông (杜純聰)? (Tiến sỹ năm 1487, theo Hồng Đức Quốc âm thi tập) – quê Hải Dương (chưa rõ huyện)

      25- Phạm Như Huệ - Kiểm thảo (Tiến sỹ năm 1487), quê Hưng Hà – Thái Bình

      26- Lưu Dịch - Kiểm thảo (Tiến sỹ năm 1490), quê Kim Thành - Hải Dương

      27- Đàm Thận Huy - Kiểm thảo (Tiến sỹ năm 1490), quê Từ Sơn – Bắc Ninh

      28- Phạm Đạo Phú - Kiểm thảo (Tiến sỹ năm 1490), quê Ý Yên – Nam Định

      29- Chu Huân - Kiểm thảo (Tiến sỹ năm 1493), quê Quế Võ – Bắc Ninh

Ngọc Tô sưu tầm và biên soạn