/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Tin trong Nước

KHAI ẤN ĐỀN TRẦN TẠI HẢI PHÒNG?

Còn khá điều muốn bàn như vị trí của ba bức tượng (2 vị vua và 1 vị tướng)… để những điều tâm sự này có đến được những nhà quản lý văn hóa?
KHAI ẤN ĐỀN TRẦN TẠI HẢI PHÒNG?

.

       Lúc qua cổng chính vào thăm khu di tích Bạch Đằng Giang – Hải Phòng chúng tôi bắt gặp băng rôn in : « Lễ khai ấn Đức Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ». Ngước sang bên cạnh thấy một số các bác lớn tuổi đeo kính trắng tủm tỉm cười và bàn tán về băng rôn này.

       Còn theo Báo Thể thoa Văn hóa thì « Lễ Khai ấn trước hết là một tập tục văn hóa có từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ (Lúc này trần Hưng Đạo mới lên 8). Tại phủ Thiên Trường, vua Trần Nhân Tông, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông cho mở tiệc mừng suốt ba ngày liền gọi là “Thái bình diên yến”. Trần Quang Khải đã sáng tác điệu múa mừng chiến thắng mang tên múa “Bài bông”. Vũ công là những cô gái xinh đẹp mặc quần áo dân tộc, mỗi người đặt một chiếc đòn gánh ngắn trên vai, hai đầu quẩy hai chiếc giỏ xếp đầy hoa hoặc hai chiếc đèn lồng bằng giấy. Người múa cầm chiếc quạt phụ hoạ. Múa “bài bông” chia thành bát dật, lục dật, tứ dật đến thời Nguyễn đã thành quy củ. Đến nay phường Phương Bông, ngoại thành Nam Định vẫn hình thành đội múa có trình độ điêu luyện. Còn hát văn có người cho rằng bắt nguồn từ một lối hát chầu thời Trần được phổ biến và hoàn chỉnh ở thời Lê Mạt.  Những năm kháng chiến chống Nguyên - Mông sau đó, Lễ Khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại. 

Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng cho khắc lại ấn. Ấn cũ khắc là "Trần triều chi bảo", ấn mới khắc là "Trần triều tự điển" để nhắc lại phong tục tốt đẹp cũ. Dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô cương". 

Và từ đây, Lễ Khai ấn trở thành một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Và cũng là "tín hiệu nhắc nhở" chấm dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc. Tương truyền các vua Trần nghỉ tết âm lịch hàng năm đến rằm tháng Giêng thì Khai ấn trở lại quốc sự”…

.
 Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng
 .


Lễ cấp ấn Đức Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

(Ảnh theo Báo Hải Phòng điện tử)



        Mà ấn thì chỉ có các Vua Trần mới đúng luật, chứ Trần Hưng Đạo chỉ là một vị tướng mà thôi. Còn khu di tích nơi đây không liên quan tới triều Trần. Nên việc tổ chức khai ấn ở khu di tích Bạch Đằng Giang là địa điểm chưa thật hợp lý. Cách đây gần chục năm Công ty xi măng mới bỏ tiền ra đầu tư khu di tích này. So với chiều dài lịch sử của dân tộc thì quá ngắn ngủi… Rồi một vị chức sắc về phật giáo tại Hải Phòng trả lời trước Đài Truyền hình là ấn của Trần Hưng Đạo…, nên chăng các nhà sử học Hải Phòng nên vào cuộc xem thế có phù hợp không?...

       Còn một chuyện nữa ai cũng thấy chưa thật hợp lý là bãi cọc nhân tạo tại khu di tích. Đây là công trình của công nhân xây dựng thời @, chứ chỉ cần xem cách bố trí cọc của quân dân ta dưới thời Ngô Quyền hay thời Trần, rồi làm những cây cọc bê tông màu xi măng nhọn hoắt kia cũ mòn như những cây cọc gỗ đã có vài trăm năm thì tuyệt biết nhường nào. Đặc biệt các du khách nước ngoai hết sức chê bãi cọc của khu di tích. Còn khá điều muốn bàn như vị trí của ba bức tượng (2 vị vua và 1 vị tướng)… để những điều tâm sự này có đến được những nhà quản lý văn hóa?

Quốc Trọng