/Cỏn con một sợi lông mày. Mà đem cột trái đất này vào anh/ Thơ Trần Mạnh Hảo

VIDEO

HỖ TRỢ

QUẢNG CÁO

LỊCH

LIÊN KẾT

Tin trong Nước

GIỚI THIỆU TẬP SÁCH: "THƠ NHÀ GIÁO PHẠM THÌN"

Sáng chủ nhật tại nhà hàng Hoàng Anh số 46 Hoàng Minh Thảo, quận Lê Chân Hải Phòng đã diễn ra buổi giới thiệu tập sách: Thơ nhà giáo Phạm Thìn
GIỚI THIỆU TẬP SÁCH: "THƠ NHÀ GIÁO PHẠM THÌN"
.
       Sáng chủ nhật tại nhà hàng Hoàng Anh số 46 Hoàng Minh Thảo, quận Lê Chân Hải Phòng đã diễn ra buổi giới thiệu tập sách: "Thơ nhà giáo Phạm Thìn" nhân ngày giỗ lần thứ 39 của ông (29/03 Mậu Ngọ – 29/03 Đinh Dậu).  Tới dự có các đại biểu từ thủ đô Hà Nội, từ Vĩnh Bảo và các quận nội ngoại thành phố Hải Phòng. Đại diện cho Hội Liên hiệp VHNT thành phố có nhà biên kịch Tô Hoàng Vũ, các nhà hoạt động trong lĩnh vực VHNT và báo chí của Trung ương và địa phương, các đồng nghiệp và học sinh cũ của tác giả, nhà giáo Phạm Thìn, các thành viên gia đình hai bên nội ngoại và họ hàng, cũng như các bạn bè thân thiết của các thành viên gia đình tác giả Phạm Thìn.

       Qua thời gian dài bằng cả cuộc đời của tác giả Phạm Thìn (38 năm), gia đình tác giả và bạn bè mới tìm lại được phần lớn di cảo của ông và các thi phẩm của một số đồng nghiệp viết về ông: Một tác giả thơ chân chính, một nhà giáo mẫu mực đã cống hiến trọn tâm và lực cả đời mình cho sự nghiệp giáo dục của thành phố Hải Phòng thân yêu.

          Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó ở vùng quê ven biển Tràng Cát - Hải Phòng, người thanh niên Phạm Thìn đã có ước mơ cháy bỏng muốn trở thành “Người lái đò đưa khách sang sông” mang lại con chữ cho người dân quê hương. Con đường duy nhất đối với anh lúc ấy là phải học và học sao cho thật giỏi mới có cơ hội thực hiện được ước mơ đó.  Vì gia đình quá khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, anh phải xin đi làm công nhân đường Sắt, rồi công nhân khai thác than để nuôi sống bản thân và học thêm văn hóa. Trong bài “Đò Bòng” tác giả đã viết: “Không! Tôi nhất định qua đò. Bể dâu từng vượt, bến bờ ngại chi”.

Thấy chàng thanh niên đất Cảng có nghị lực, có chí tiến thủ, anh được  cơ quan cho đi học tại Trường Bổ túc Công Nông Trung ương nhằm hoàn thiện trình độ văn hóa phổ thông. Sau khi tốt nghiệp phổ thông (năm 1963) anh được nhận vào học Khoa Văn - Đại học Sư phạm Vinh. Có lẽ đây cũng là phần thưởng xứng đáng cho một hoài bão, mà chàng thanh niên Phạm Thìn đang khao khát. Rồi, sau 3 năm miệt mài dưới mái trường Đại học Sư phạm, năm 1966 anh đã tốt nghiệp xuất sắc và được trên điều về Trường cấp 3 Ngô Quyền công tác. Cũng từ ngày tháng ấy nhà giáo Phạm Thìn đã gắn liền với Trường PTTH Ngô Quyền (lúc đó đang sơ tán về Hùng Tiến – Vĩnh Bảo), Trường Trung cấp Sư phạm II Hải Phòng (lúc đó đang sơ tán về xã Thanh Lương – Vĩnh Bảo, rồi Trường PTTH Vĩnh Bảo trên mảnh đất quê hương Trạng Trình thân yêu. Những cảm xúc anh thể hiện để độc giả cảm thấy rưng rưng: “Đêm đã khuya bên đèn trang giáo án. Mắt đăm đăm anh giáo vẫn ngồi. Có tiếng bom rơi! Có bóng đoàn quân dấn bước. Trong đời anh giờ lên lớp ngày mai. (Phấn Trắng)

          Khi tìm lại di cảo của tác giả Phạm Thìn, chúng tôi chỉ tìm được những sáng tác của ông từ thời về giảng dạy tại Cấp 3 Ngô Quyền, còn những sáng tác của ông trước đó bị mối xông, bị thất lạc... do chiến tranh, do gia đình tác giả phải di chuyển đi nhiều nơi.

         Trong quá trình biên tập chúng tôi đã chọn được 50 bài thơ của tác giả với 3 chủ đề chính: Nhà trường, quê hương và gia đình cùng một số bài thơ của đồng nghiệp của nhà giáo Phạm Thìn là nhà giáo Nguyễn Quốc Khánh, nhà giáo Nam Hồng...    

        Ngay sau đó Ban Biên tập kêu gọi các đồng nghiệp và các học trò cũ của nhà giáo Phạm Thìn ở Hải Phòng, ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Hà Nội, ở Cần Thơ và ở Liên bang Nga. Chúng tôi đã nhận được khá nhiều bài viết của nhiều tác giả từ nhiều nơi, song trừ các bài viết của những cây bút chuyên nghiệp ra, còn những bài khác chúng tôi phải biên tập lại sao cho hợp với chủ đề và giá trị nghệ thuật của nội dung cuốn sách. Một số bài lúc nhận được, thì bản thảo đã gửi đi Nhà Xuất bản rồi, nên không thể cho vào tập sách này được, mong các tác giả và bạn bè thông cảm.
.

Toàn cảnh buổi ra mắt sách
.

Thày trò sau mấy chục năm mới gặp lại
.

Nhà thơ Thúy Ngoan đại diện cho gia đình phát biểu cảm ơn
.

MC Vũ Trọng Thái
.
Bài và ảnh: NT